0
Chưa có sách nào trong giỏ hàng

Cảm giác lạc lõng ở đại học

10.06.2021

Khi sinh viên vào đại học, tất cả họ đều có hi vọng cao. Thời gian ở đại học có lẽ là lí thú nhất trong đời họ với bạn mới, giáo sư mới, những điều mới để học và kĩ năng mới để phát triển. Tuy nhiên sau một hay hai năm, một số sinh viên cảm thấy cảm giác lạc lõng, mất phương hướng và động cơ. Một số thậm chỉ còn hỏi liệu vào đại học có là quyết định đúng không và số ít thậm chí còn xem xét bỏ học.

Cảm giác về “lạc lõng” trong sinh viên năm thứ hai hay thứ ba là thông thường ở mọi đại học. Một số bị gây ra bởi căng thẳng hay áp lực học tập nhưng căn nguyên thường “ẩn kín” mà phần lớn sinh viên không biết tại sao. Một sinh viên bảo tôi: “Làm sao em có thể tiếp tục học được khi em không còn động cơ nữa?” Một sinh viên năm thứ hai khác thừa nhận: “Nó xảy ra nhanh thế, đột nhiên em cảm thấy mệt mỏi,  có cảm giác mất phương hướng sau khi học tốt năm thứ nhất. Em không biết phải làm gì bây giờ.” Trong khi một số sinh viên tới và nói với tôi, nhiều người không nói. Có thể họ không nhận ra rằng họ có vấn đề, vì cảm giác “mất phương hướng” này không rõ ràng mãi cho tới khi nó trở thành vấn đề chính. Triệu chứng thông thường nhất là cảm thấy mệt mỏi, mất hứng thú học tập, và mất tự tin.

Sau khi nói chuyện với nhiều sinh viên, những người cảm thấy rằng họ bị “lạc lõng” tôi thấy rằng nhiều người trong số họ không có bản kế hoạch nghề nghiệp. Họ theo người khác vào đại học nhưng không có phương hướng rõ ràng về giáo dục của họ. Sau khi trải qua nhiều lớp họ đột nhiên cảm thấy “lạc lõng” vì họ không có bản lộ trình để hướng dẫn họ hướng tới mục đích của họ. Nhiều người bảo tôi rằng họ mong đợi có được bằng cấp rồi tìm được việc làm nhưng sự kiện là họ không có bản kế hoạch nghề nghiêp xác định. Một sinh viên nói: “Em mong đợi có được việc làm sau khi tốt nghiệp nhưng em không biết em sẽ có được loại việc làm nào cho nên bất kì việc làm nào cũng là tốt.” Anh ta thừa nhận: “Em thực sự không biết làm gì với đời em.” “Cảm giác lạc lõng” này là một phần của quá trình trưởng thành khi họ trở thành người lớn và đột nhiên đối diện với gánh nặng của “thế giới thực”. Cho dù họ học tốt trong lớp nhưng mất động cơ là vấn đề khó khăn cần giải quyết. Sau khi nói chuyện với nhiều sinh viên, tôi thấy rằng nhiều người có “mục đích không hiện thực” trong cuộc sống mà không có logic bản chất để hỗ trợ cho, kiểu như “Mình sẽ có việc làm tốt vì mình có bằng đại học” hay “Mình sẽ làm ra nhiều tiền vì mình học công nghệ thông tin.” Đột nhiên họ nhận ra rằng có người tốt nghiệp đại học bị thất nghiệp; hay không có tri thức và kĩ năng, họ sẽ không có được việc làm, rồi “mơ ước” của họ tan biến. Đồng thời, họ đang đối diện với áp lực học tập tăng lên từ nhà trường cho nên họ cảm thấy ‘lạc lõng” không có thêm động cơ để giúp cho họ giải quyết vấn đề.

Nhiều thầy giáo không biết cách giải quyết tình huống này cho nên họ để cho sinh viên “trôi nổi” từ lớp này qua lớp khác mãi cho tới khi vấn đề trở nên nghiêm trọng. Khi sinh viên không có động cơ học tập, hiệu năng của họ sụt giảm, họ không qua được lớp và một số bỏ trường. Nhiều giáo sư bảo tôi rằng việc của họ là dạy chứ không phải là giải quyết vấn đề cho sinh viên nhưng “thiếu động cơ” là một phần của hướng dẫn giảng dạy mà giáo sư phải làm. Chính việc làm của giáo sư là cung cấp lời khuyên, hướng dẫn cho sinh viên trong việc động viên họ, việc làm quyết định, và nhận ra những kĩ năng họ đã học và áp dụng chúng. Vấn đề “cảm giác lạc lõng” thường bắt rễ trong chọn lựa kém khi họ vào đại học mà không có phương hướng rõ ràng, không có kế hoạch nghề nghiệp được xác định rõ. Sau một năm học tập, họ nhận ra rằng điều họ chọn học có thể không phải là điều họ muốn trong cuộc sống cho nên họ cảm thấy lạc lõng hay họ không biết họ muốn gì và lúc đó.

Nếu sinh viên mất động cơ học tập, điều quan trọng là có hành động sửa chữa trước khi vấn đề trở thành tồi tệ. Nếu sinh viên “cảm thấy lạc lõng” vì họ không thể theo kịp được với lớp, giải pháp dễ nhất là đưa họ vào một lớp khác với mức thấp hơn để xây dưng lại nền tảng của họ. Nhiều đại học thường cho phép sinh viên học lại môn học hay chuyển họ sang các lớp mức thấp hơn nhưng điều đó thường làm cho sinh viên cảm thấy tồi tệ vì họ đã thất bại. Nó cũng không giải quyết được căn nguyên của vấn đề, điều không phải là khả năng học mà là mất phương hướng.

Trong bẩy năm quá, tôi đã thiết kế ra một “môn chữa trị” đặc biệt để giúp cho sinh viên có “cảm giác lạc lõng”. Môn này kéo dài 4 tuần, ba lần một tuần nhưng được dạy vào buổi tối với mục đích “nâng sinh viên trở lại” mức chuẩn học tập của họ. Vì căn nguyên là “mất phương hướng”, tôi bắt đầu với thảo luận thăm dò nghề nghiệp trong tuần đầu để giúp sinh viên biết thêm về bản thân họ. Bằng việc biết về mối quan tâm và ưa thích của riêng mình, họ có thể kết nối lại với thực tại. cải tiến việc làm quyết định của họ và hiểu những tuỳ chọn nghề nghiệp nào đó qua hoạt động lập kế hoạch nghề nghiệp. Khi vào đại học, nhiều sinh viên đối diện với nhiều tuỳ chọn nghề nghiệp nhưng họ có thể không để thời gian để thăm dò chúng theo chiều sâu cho nên họ chỉ lựa chọn một nghề dựa trên chọn lựa của bạn bè họ hay gia đình họ. Điều đó có thể không phải là điều họ muốn hay khớp với mối quan tâm của họ cho nên tôi giúp họ để thời gian thăm dò vài tuỳ chọn để cho họ làm quyết định có thông tin với bản thân họ. Đến cuối tuần thứ nhất, họ phải phát triển một bản kế hoạch nghề nghiệp chi tiết với các mục đích nghề nghiệp hiện thực. Họ được phép lựa chọn nghề đáp ứng ba điều kiện: ưa thích của họ, mong đợi của gia đình họ, và cơ hội thị trường việc làm. Sau khi sinh viên làm quyết định về điều cần làm, họ phải phát triển bản kế hoạch nghề nghiệp với từng bước chi tiết cho từng môn học mà họ sẽ học, từng bước đều có mục đích hiện thực tương ứng mà họ phải đạt tới.

Một khi hoàn thành bản kế hoạch nghề nghiệp của mình, họ sẽ dành ba tuần tiếp để lập lại kế hoạch cho điều họ đã bỏ lỡ trong các môn chính qui. Sau khi hoàn thành, họ có thể trở về lớp chính qui của họ như không cái gì đã xảy ra. Phần lớn sinh viên bảo tôi rằng bốn tuần đặc biệt trong “lớp chữa trị” thực sự giúp cho họ hiểu được phương hướng giáo dục của họ, đặt ra mục đích hiện thực, làm tươi lại tri thức của họ và nhiều người lại có động cơ học tập. Trong số những sinh viên này trên 80% số họ trở lại cùng lĩnh vực học tập mà họ đã chọn, nhiều người đã tốt nghiệp và làm việc tốt trong nghề của họ.

Tôi càng làm việc nhiều với sinh viên, tôi càng nhận ra rằng lập kế hoạch nghề nghiệp là bản chất cho mọi sinh viên đại học. Tôi khuyến cáo rằng đại học nên phát triển các hội thảo lập kế hoạch nghề nghiệp lúc bắt đầu năm học để giúp cho sinh viên chọn lĩnh vực học tập đúng khớp với mối quan tâm và điểm mạnh của họ và đặt các mục đích giáo dục hiện thực. Bằng việc có bản kế hoạch nghề nghiệp được thiết lập tốt để hướng dẫn sinh viên trong cuộc hành trình giáo dục của họ, nhà trường có thể tránh được vấn đề sinh viên mất cảm giác về phương hướng ở năm giữa điều tác động tới động cơ học tập của họ. Khi sinh viên không còn có động cơ, trường cần có hành động sửa chữa sớm để cho việc phục hồi có thể là nhanh chóng và cuộc sống của sinh viên không phải bị sa sút vào cảm giác chán nản và thất bại.

—English version—

 

The sense of lost at university

When students enter college, they all have high hope. Time in college is probably the most exciting in their lives with new friends, new professors, new things to learn and new skills to develop. However after a year or two, some students feel a sense of lost, losing their direction and motivation. Some even ask whether go to college is the right decision and few even consider quitting.

The sense of “lost” among second or third year students is very common in every university. Some cause by stress or studying pressure but the root cause is usually “hidden” that most students do not know why. A student told me: “How can I continue to study when I have no more motivation?” Another second year student admitted: “It happens so fast, suddenly I feel tired with no sense of direction after doing well in my first year. I do not know what to do now.” While some students come and talk to me, many do not. Maybe they do not realize that they have problems, as this sense of “losing direction” is not clear until it become a major problem. The most common symptoms are feeling tired, losing interest in learning, and losing self-confidence.

After talking to many students who felt that they were “lost” I found that many of them do not have a career plan. They follow others to go to college but do not have a clear direction about their education. After go through several classes they suddenly feel “Lost” because they do not have road map to guide them toward their goals. Many told me that they expect to get a degree than finding a job but the fact is they do not have a definite career plan. A student said: “I expect to get a job after graduated but I do not know what kind of job that I will get so any job would be fine.” He also admitted: “I really do not know what to do with my life.” This “sense of lost” is part of a maturing process when they become adult and suddenly facing the burden of the “real world”. Even they do well in class but losing the motivation is a difficult problem to deal with. After talking to several students, I found that many have “unrealistic goals” in life with no substantial logic to support such as “I will get good job because I have a college degree” or “I will make a lot of money because I study Information technology.” Suddenly they realize that there are unemployed college graduates; or without knowledge and skills, they will not get a job, then their “dreams” vanished. At the same time, they are facing increasing studying pressure from school so they feel “lost” with no more motivation to help them to solve the problem.

Many teachers do not know how to handle this situation so they let students “float” from one class to another until the problem become severe. When students have no motivation to study, their performances drop, they fail classes and some quit school. Several professors told me that their job is to teach not to solve problem for students but “lack of motivation” is part of the teaching guidance that professors must do. It is the job of professors to provide advices, guidance to help students with their motivation, decision making, and recognize the skills they have learned and apply them. The “sense of lost” issue is often rooted in the bad choice when they enter college without a clear direction, without a well-defined career plan. After a year of studying, they realize that what they choose to study may not be what they want in life so they feel lost or they do not know what they want at that moment.

If the students lose motivation to study, it is important to take a corrective action before the problem is getting worst. If students “feel lost” because they cannot keep up with the class, the easiest solution is to place them in another lower level class to rebuild their foundation. Many universities often allow students to retake the course or transfer them to lower level classes but it often makes the students feel bad as they have failed. It also does not solve the root cause of the problem, which is not the ability to learn but the losing direction.

In the past seven years, I have designed a specific “remedial course” to help students that have “a sense of lost”. The course lasted about 4 weeks, three time a week but taught in the evening with the goal to “lift students back” to their standard level of learning. Since the root cause is the “losing of direction”, I start with career exploration discussions in the first week to help students learn more about themselves. By learning about their own interests and preferences, they can reconnect with the reality, improve their decision-making and understand certain career options through career planning activities. When enter college, many students are facing many career options but they may not take time to explore them in depth so they just select one based on their friends or family’s choices. That may not be what they want or fit their interest so I help them to take time to explore several options in order for them to make informed decisions for themselves. By the end of the first week, they must develop a detailed career plan with realistic career goals. They are allowed to select the career that meets three conditions: their preference their family’s expectations; and the job market opportunities. After the students make decision on what to do, they must develop a career plan with detailed step by step for each course that they will take, each step has a corresponding realistic goal that they should achieve.

Once complete their career plan, they will spend the next three weeks to relearn what they have missed in their regular courses. After complete, they can return to their regular class as nothing has happened. Most students told me that the four special weeks in “remedial class” really helping them to understand their educational direction, set realistic goals, refresh their knowledge and many are motivating to study again. Among these students over 80% of them return to the same fields of study that they selected, many graduated and do well in their career.

The more I work with these students, the more that I realize that career planning is essential for all college students. I recommend that ever university should develop a career planning workshop at the beginning of the school year to help students to select the right fields of study that fit their interests and strengths and set their educational goals realistically. By having a well-established career plan to guide students in their education journey, the school can avoid the problem of students losing their sense of direction in mid-year that impact their motivation to learn. When students are no longer motivated, school need to take corrective action early so recovery can be quick and students’ lives do not have to deteriorate to the sense of desperate and failure.