0
Chưa có sách nào trong giỏ hàng

Công ti khởi nghiệp công nghệ

01.07.2021

Với các công ti khởi nghiệp, việc phát triển một sản phẩm phát kiến là một trong những điều cấp thiết nhất. Bạn muốn sản phẩm của mình làm ra được tiền để cho công ti khởi nghiệp của bạn có thể tăng trưởng thành kiểu công ti mà bạn muốn, và bạn có thể sống thoải mái mà không phải làm việc cho ai đó khác. Để làm điều đó, ban phải bắt đầu với một viễn kiến rõ ràng về sản phẩm dựa trên ý tưởng của bạn và các ý tưởng của bạn phải đáp ứng cho nhu cầu cấp thiết trong thị trường hay giải quyết một vấn đề nào đó. Nói cách khác, để làm ra tiền, sản phẩm của bạn phải chuyển giao một giá trị mà khách hàng sẵn sàng trả tiền cho.

Trong hàng nghìn năm, sản phẩm bao giờ cũng là cái gì đó dưới dạng vật lí như thức ăn, máy móc, xe đạp, xe hơi, sách và các thứ khác v.v. Những sản phẩm này được bán trong thị trường hay ở các cửa hàng bán lẻ nơi khách hàng tới mua. Nhưng kiểu thị trường này có giới hạn; mọi người mua chúng ở thị trường địa phương, gần nơi họ sống, cho nên kích cỡ của thị trường bị giới hạn bởi số khách hàng trong khu vực đó. Tuy nhiên ngày nay với tiến bộ của công nghệ, mọi thứ thay đổi. Sản phẩm không phải có dạng vật lí mà có thể ở dạng số thức như phần mềm, nhạc MP3, video v.v. Và thị trường không bị giới hạn vào vị trí nào đó. Với Internet, thị trường có thể là ảo ở bất kì chỗ nào, do đó có số lượng không giới hạn các khách hàng mà bạn có thể bán cho.

Trong thị trường cạnh tranh này, có đủ mọi loại sản phẩm và giá trị tồn tại. Phải tốn nhiều nỗ lực mới đi tới một giá trị được cần tới cho nên nhà doanh nghiệp phải nghiên cứu thị trường để nhận diện cơ hội hay vấn đề họ có thể giải quyết. Bất kì ai cũng có thể đưa tới các ý tưởng nhưng một mình ý tưởng không làm ra tiền cho nên nhà doanh nghiệp phải biết nhu cầu thị trường hay vấn đề của khách hàng trước khi đi tới giải pháp. Nhưng làm sao bạn biết được? Câu trả lời là đơn giản: Hỏi khách hàng. Đây là chỗ nhiều nhà doanh nghiệp phạm phải sai lầm bằng việc KHÔNG hỏi. Trong lớp khởi nghiệp của tôi, sinh viên bao giờ cũng tin rằng họ biết điều khách hàng muốn. Trong nhiều năm dạy, tôi bao giờ cũng phải giải quyết với những người lạc quan, người nghĩ họ biết khách hàng là ai và khách hàng muốn gì. Họ cứ bảo tôi rằng họ có thể đoán được vấn đề của khách hàng là gì và muốn xây dựng cái gì đó ngay lập tức. Tôi phải nhắc họ rằng trong “công ti khởi nghiệp công nghệ” cả sản phẩm và khách hàng đều không được biết tới, điều họ có chỉ là những ý tưởng mông lung và không gì khác.

Điều đầu tiên tôi muốn sinh viên làm là nghiên cứu thị trường để nhận diện cơ hội, và họ phải bắt đầu với một khu vực mà họ quen thuộc. Chẳng hạn, sinh viên khoa học có thể hội tụ vào công nghiệp hoá học, công nghiệp dược hay công nghiệp y tế; sinh viên công nghệ có thể hội tụ vào công nghiệp phần cứng, công nghiệp phần mềm. Một khi họ nhận diện ra vấn đề, họ phải điều tra nó kĩ lưỡng để xác định nhu cầu bằng việc hỏi những người trong công nghiệp để kiểm nghiệm liệu vấn đề đó là thực không trước khi nghĩ về xây dựng giải pháp. Bằng việc làm điều này nhiều sinh viên biết rằng điều họ nghĩ là vấn đề chính thực tế chỉ là nhỏ hay không có ý nghĩa, không đáng làm việc hay đã được giải quyết rồi. Đây là bài học đầu tiên họ phải học về thất bại để cho họ có thể hoài nghi và không vội xây dựng giải pháp. Một người quản lí tới lớp của tôi như một diễn giả mời đã nhắc nhở họ: “Tại sao các bạn nghĩ một sinh viên có thể giải quyết được một vấn đề mà người có kinh nghiệm đã dành nhiều năm nghiên cứu trong công nghiệp vẫn không thể làm được? Một cách tiếp cận tốt hơn là bạn nên nghiên cứu là cải tiến mọi thứ bằng việc dùng công nghệ mới nhất mà bạn đang học bây giờ vì công nghệ thay đổi nhanh chóng và những người đang làm trong công nghiệp có thể không biết.”

Điều tôi muốn sinh viên làm là áp dụng điều họ đã học, phần lớn là công nghệ mới nhất, vào giải quyết vấn đề. Cho dù vấn đề đó có thể được giải quyết bằng công nghệ cũ nhưng bằng việc dùng công nghệ mới hơn, họ có thể đi tới cái gì đó tốt hơn, rẻ hơn, hay nhanh hơn và đây là ưu thế của phát kiến công nghệ. Nhiều công ti khởi nghiệp trong chương trình khởi nghiệp của tôi tuân theo cách tiếp cận này và thành công. Sinh viên thường nghĩ họ phải sáng tạo cái gì đó mới và bị lẫn lộn giữa phát minh và phát kiến. Phát minh là việc tạo ra sản phẩm mới hay công nghệ mới. Phát kiến là làm cải tiến hay thêm giá trị mới cho sản phẩm hiện có bằng việc dùng cách tiếp cận khác hay công nghệ mới. Chẳng hạn, Steve Jobs KHÔNG phải là nhà phát minh, ông ấy không phát minh ra cái gì cả. Nhưng ông ấy là người phát kiến giỏi nhất vì ông ấy đem giá trị mới vào cho nhiều thứ. iPod không phải là thiết bị nghe nhạc đầu tiên. Sony đã phát minh ra máy nghe Walkman từ lâu trước đây. Và thiết bị âm nhạc MP3 được tạo ra bởi Microsoft từ nhiều năm trước khi có iPod. Tuy nhiên Steve Jobs đã tích hợp MP3 vào iPod và móc nối nó với nền chia sẻ âm nhạc trực tuyến có tên là iTunes và phát kiến này trở thành cái bán chạy nhất vào thời đó. Công nghệ di động là một phát minh của Motorola nhưng iPhone là phát kiến nơi Steve Jobs đã tích hợp công nghệ MP3, công nghệ di động và công nghệ máy tính vào trong iPhone.

Tôi thường nói với sinh viên rằng bằng việc học về khoa học và công nghệ họ có cơ hội tốt nhất để tạo ra công ti khởi nghiệp riêng của họ. Tri thức và kĩ năng của họ có thể giúp cho họ tạo ra giá trị mới cho khách hàng hay thay đổi thị trường. Khi họ xây dựng cái gì đó thành công, họ sẽ có cảm giác hào hứng phấn khởi về hoàn thành trong cuộc sống. Khi họ có ý tưởng và có khả năng thực thi nó, thành công sẽ khuyến khích họ đi xa hơn. Tất nhiên công ti khởi nghiệp là không dễ, họ bao giờ cũng phải đối diện với thách thức mới và kinh nghiệm cái gì đó mới nhưng họ cũng học nhiều hơn. Nhiều sinh viên sợ thất bại nhưng bằng việc học từ thất bại họ cũng học cách thành công. Bất kể điều gì xảy ra, nếu họ tiếp tục học từ thất bại, họ sẽ trở nên giỏi hơn, có kĩ năng khéo léo hơn và thành công sẽ xảy ra. Không có cách dễ dàng để học trong khởi nghiệp, sinh viên phải tiếp tục học, họ học bằng việc phạm sai lầm và cũng học khi họ thành công vì mọi thứ họ làm sẽ ảnh hưởng tới họ và làm phong phú cho kĩ năng của họ. Nhiều sinh viên cảm thấy không thoải mái với dấu hiệu đầu tiên của thất bại nhưng trong lớp khởi nghiệp, tôi buộc họ trở nên mạnh hơn và quyết tâm hơn hướng tới mục đích của họ. Sinh viên tới với những ý tưởng mới rồi mỗi người phải hỏi 150 người để xin ý kiến của họ. Họ quay về bị thất vọng vì nhiều người bảo họ rằng ý tưởng của họ là không đủ tốt. Tôi làm cho họ đi tới ý tưởng khác rồi lặp lại cùng chu kì cho tới khi họ đạt tới 80% khách hàng bảo họ thích ý tưởng đó. Chỉ thế rồi họ mới có thể bắt đầu xây dựng bản mẫu cho sản phẩm. Bằng việc làm điều này, sinh viên học đi tới ý tưởng tốt hơn mỗi lúc, và ý tưởng tốt nhất có thể giúp cho họ thành công khi họ bắt đầu công ti khởi nghiệp riêng của họ. Tôi giải thích: “Đừng sợ thất bại. Trong lớp này, các em học thất bại nhưng các em không mất gì cả. Các em càng thất bại, các em càng học nhiều hơn và chừng nào các em còn học từ thất bại, các em sẽ được điểm tốt hơn. Tuy nhiên, nếu các em thất bại trong cuộc sống, các em có thể mất tiền, thời gian và nhiều thứ nữa. Tốt hơn cả là học về thất bại khi các em vẫn còn ở trường vì không cái gì sẽ xảy ra cho các em. Và khi các em thành công, không có gì tốt hơn là sự thoả mãn của việc biết, các em đang đạt tới giấc mơ của các em. Và tốt hơn điều đó, công ti khởi nghiệp của em cũng tạo ra việc làm, giúp cho nhiều người có cơ hội làm cho việc sống thoải mái cũng như làm cho cuộc sống của gia đình học và nền kinh tế địa phương của em.”

Theo một cuộc điều tra mới, do tiến bộ của công nghệ, có một danh sách mới những người rất giầu và quãng nửa số họ là các nhà doanh nghiệp và nhà phát minh trong công nghệ. Trong danh sách các tỉ phú Mĩ, có 10 người trẻ hơn 30 tuổi mà sở hữu tài sản khổng lồ. Trên đỉnh danh sách này là Mark Zuckerberg, 30 tuổi và là người sáng lập ra Facebook với giá trị ròng quãng $34 tỉ đô la. Mark cũng được liệt kê ở số 11 trong danh sách những tỉ phú giầu nhất ở Mĩ và đứng thứ 14 trên thế giới. Số hai là Dustin Moskovitz, 30 tuổi, với giá trị ròng quãng $8 tỉ đô la. Anh ấy cũng là một phần của tổ Facebook cùng với  Zuckerberg. Số ba là Elizabeth Holmes, 30 tuổi với giá trị ròng $4.5 tỉ đô la. Elizabeth sáng lập ra Theranos, một công ti khởi nghiệp chuyên môn hoá trong công ti thử máu. Số bốn là Evan Spiegel 24 tuổi, người sáng lập của Snapchat, một app chuyển thông điệp ảnh, với giá trị ròng quãng $10 tỉ đô la. Và Bobby Murphy, 25 tuổi, đồng sáng lập của snapchat với giá trị ròng quãng $1.5 tỉ đô la.

—English version—

 

Technology Startup

For technology startups, developing an innovation product is one of the most critical things. You want your product to make money so your startup can grow into the type of company that you want, and you can live comfortably without having to work for somebody else. In order to do that, you must begin with a clear vision of the product based on your ideas and your ideas must meet a critical need in the market or solve a problem. In other word, to make money your product must deliver a value that the customers are willing to pay for.

For thousand years, products are always something in physical forms such as food, machines, bicycles, cars, books and other things etc. These products are sold in the market or in retail stores where customers come in to buy. But this type of market has limitation; people buy them in local market, near where they live, so the size of the market is limited by the number of customers in that area. However today with the advance of technology, things change. The products do not have to be in physical forms but can be in digital forms such as software, MP3 music, video etc. And market does not have to be limited in certain location. With the Internet, the market can be virtually anywhere, therefore there are unlimited numbers of customers that you can sell to.

In this global competitive market, there are all kinds of products and values exist. It takes a lot of efforts to come up with a value that is needed so entrepreneurs must research the market to identify opportunities or problems that they can solve. Anybody can come up with ideas but ideas alone do not make money so entrepreneur must know the market needs or customers’ problems before come up with solutions. But how do you know? The answer is simple: Ask customers. This is where many entrepreneurs are making mistake by NOT asking. In my entrepreneurship class, students always believe that they know what customers want. For many years of teaching, I always have to deal with optimists who think they know who the customers are and what they want. They keep on telling me that they can guess what customer problems are and want to build something immediately. I have to remind them that in “technology startup” both the product and customers are unknown, what they have are just vague ideas and nothing else.

The first thing I want students to do is research the market to identify opportunities, and they must start with an area that they are familiar with. For example, science students may focus on chemical industry, pharmaceutical industry or medical industry; technology students may focus on hardware industry, software industry. Once they identify a problem, they must investigate it thoroughly to determine the need by asking people in the industry to validate whether the problem is real before even think about develop solution. By doing this many students learn that what they think as a major problem actually is only a minor or insignificant, not worth to work on or already be solved. This is the first lesson they must learn about failure so they can be more skeptical and not hurry to build solution. A manager who came to my class as guest speaker reminded them: “Why do you think a student can solve a problem that experienced people who spent years in the industry cannot? A better approach you should investigate is improving things using latest technologies that you are learning now because technology changes fast and people who are working in the industry may not know.”

What I want students to do is applying what they have learned, mostly the latest technology, to solve problems. Even the problem may be solved by old technology but by using newer technology, they may come up with something better, cheaper, or faster and this is the advantage of technology innovations. Many startups in my entrepreneurship program follow this approach and succeed. Students often think they must create something new and confuse between invention and innovation. Invention is the creation of new product or new technology. Innovation is making improvement or adds new value to existing products using different approach or new technology. For example, Steve Jobs is NOT an inventor, he does not invent anything. But he is the best innovator as he brings new values to many things. The iPod is not the first music device. Sony invented the Walkman long time ago. And MP3 music device was created by Microsoft many years before the iPod. However Steve Jobs integrated MP3 in iPod and linked it to an online music-sharing platform called iTunes and this innovation becomes the best seller at that time. Mobile technology is an invention of Motorola but iPhone is an innovation where Steve Jobs integrated MP3 technology, mobile technology and computer technology into the iPhone.

I often tell students that by studying science and technology they have the best chance to create their own startup. Their knowledge and skills can help them to create new value to customers or change the market. When they build something successful, they will have great feeling of accomplishment in life. When they have idea and be able to execute it, success will encourage them to go further. Of course startup is a not easy, they will always be facing new challenge and experiencing something new but they also learn more. Many students are afraid of failure but by learning from failure they also learn how to succeed. Regardless of what happen, if they continue to learn from failure, they will become better, have stronger skills and success will happen. There is no easy way to learn in entrepreneurship, students must learn as they go along, they learn by making mistake and also learn when they succeed because everything they do will affect them and enrich their skills. Many students feel uncomfortable at the first sign of failure but in the entrepreneurship class, I force them to become a stronger and more determined to their goal. Students come up with new ideas then each have to ask 150 people for their opinions. They come back disappointed because many people tell them that their ideas are not good enough. I make them to come up with another idea then repeat the same cycle until they reach 80% of people tell them that they like their ideas. Only then they can start to build the prototype for the product. By doing this, students learn to come up with better ideas each time, and the best ideas can help them to succeed when they begin their own startup. I explain: “Do not afraid of failure. In this class, you learn to fail but you do not lose anything. The more you fail, the more you learn and as long as you learn from failure, you will get better grade. However, if you fail in life, you may lose your money, your time and much more. It is better to learn about failure when you are still in school because nothing will happen to you. And when you succeed, there is nothing better than the satisfaction of knowing you are reaching your dream. And better than that, your startup also creates jobs, helps many people the opportunity to make a comfortable living as well as their family and your local economy.”

According to a new survey due to the advancement of technology, there is a new list of very rich people and about half of them are entrepreneurs and investors in technology. Among the list of U.S. billionaires, there are 10 young people less than 30 years old who own huge fortune. On top of the list is Mark Zuckerberg, 30 years old and founder of Facebook with net worth around $34 billion dollars. Mark is also listed at No. 11 on the list of richest billionaires in America and the 14th richest in the world. Number two is Dustin Moskovitz, 30 years old, with net worth around $ 8 billion. He is also part of the Facebook team with  Zuckerberg. Number three is Elizabeth Holmes, 30 years old with a net worth of $4.5 billion dollars. Elizabeth founded Theranos, a startup specializes in blood-testing company. Number four is Evan Spiegel 24 years old, founder of Snapchat, a photo-messaging app, with a net worth around $10 billion dollars. And Bobby Murphy, 25 years old, co-founder of snapchat with a net worth of $1.5 billion dollars.