0
Chưa có sách nào trong giỏ hàng

Đầu tư giáo dục

15.01.2021

Ngày nay các đại học đang đối viện với thách thức của việc phát triển sinh viên hiệu năng cao. Đây là những sinh viên có kĩ năng cao với động cơ mạnh, kĩ năng kĩ thuật và lãnh đạo tốt người có thể làm việc cao hơn những người khác. Trong khi giáo dục truyền thống cung cấp cho sinh viên tri thức và kĩ năng để chuẩn bị cho họ các công việc nghề nghiệp khi họ tốt nghiệp, nó thường KHÔNG hội tụ vào việc phát triển sự chín chắn của họ, lòng dũng cảm, tin tưởng mà vẫn là điều bản chất cho việc phát triển năng lực quản lí và lãnh đạo. Đó là lí do tại sao tôi tin giáo dục bậc cao hơn cần hội tụ vào phát triển con người TOÀN BỘ, không chỉ cung cấp tri thức kĩ thuật.

Đại học cần hiểu rằng hiệu năng, tính toàn vẹn và năng lực đều phụ thuộc vào thái độ và sự chín chắn của sinh viên. Sinh viên chín chắn hiểu bản thân mình và cũng biết cách nhìn vào mọi thứ từ quan điểm của người khác. Sinh viên chín chắn hơn sẽ hiểu năng lực của mình và có trách nhiệm về hành động riêng của mình. Họ cũng phát triển các đức tính như công bằng, khoan dung và rộng lượng, điều có thể có ích lợi cho xã hội và đất nước. Tôi tin giáo dục bậc cao hơn phải giúp cho sinh viên đạt tới năng lực của họ ở mức độ cá nhân cũng như cung cấp cho họ tri thức và kĩ năng bởi vì chúng là nền tảng cho cá nhân hiệu năng cao, điều có liên quan tới trách nhiệm và cách làm việc tổ cao hơn.

Đại học cần cung cấp hướng dẫn nghề nghiệp cho sinh viên ngay khi họ vào trường và giúp họ lựa chọn điều họ muốn đạt tới trong cuộc sống dựa trên năng lực của họ. Nhiều sinh viên năm thứ nhất KHÔNG biết cách đặt chiều hướng hay lựa chọn nghề nào họ có thể theo đuổi. Đôi khi cha mẹ họ ra quyết định cho họ và đôi khi họ ra quyết định vội vã dựa trên ảnh hưởng của bạn bè họ. Trường học có thể dùng bảng hỏi về phát triển cá nhân để giúp họ đặt ra chiều hướng nghề nghiệp, nêu ra các ví dụ về các khả năng cơ hội học tập và điều đó nên bắt đầu với con người, KHÔNG bắt đầu từ kĩ năng, KHÔNG bắt đầu từ lĩnh vực học tập, và KHÔNG bắt đầu từ điểm thi. Nó nên là về thái độ và sự chín chắn xúc cảm của sinh viên.

Khi sinh viên hiểu năng lực của mình, họ sẽ trở nên tự tin vào chính mình và đáp ứng với chiều hướng nghề nghiệp riêng của họ. Không có tự tin, nhiều người trong họ có thể đơn giản ‘đi theo bất kì con đường nào tới trên đường của họ’ hay ‘lựa chọn cái gì đó một cách ngẫu nhiên’, và hành động theo cách thức ‘tuân thủ’ với xu hướng xã hội bởi vì họ cảm thấy không an tâm về chọn lựa của mình. Chẳng hạn, nếu nghề máy tính là nóng thì họ sẽ chọn lĩnh vực học tập là máy tính, bất kể liệu họ có quan tâm tới máy tính hay không. Nhiều sinh viên để cho cha mẹ ra quyết định cho họ và tất nhiên, nhiều bậc cha mẹ thích con cái mình học về y, dược, phần mềm hay kinh doanh bất kể tới năng lực của con cái họ. Tôi đã thấy nhiều sinh viên thất bại và rời khỏi trường sau một năm bởi vì họ không có năng lực hay chưa chín chắn để theo đuổi các chiều hướng đã được đặt ra cho họ. Nhiều người thừa nhận với tôi rằng họ cảm thấy thất vọng và cuộc sống của họ chẳng là gì ngoài thất bại. Đây là chỗ tôi tin đại học phải bước vào và giúp cho sinh viên để xây dựng sự tự tin và hướng dẫn họ khi họ bắt đầu năm học đầu tiên ở trường.

Tôi hiểu rằng xây dựng sự tự tin yêu cầu nhiều nỗ lực từ cán bộ của trường nhưng đó là đầu tư tốt cho trường và cho xã hội. Là nhà giáo dục, chúng ta KHÔNG muốn thấy thất bại trong trường của chúng ta. Chúng ta KHÔNG muốn thấy sinh viên của mình rời trường bởi vì họ KHÔNG thể học được môn học. Chúng ta KHÔNG muốn thấy sinh viên của mình chọn lĩnh vực học tập sai nếu họ KHÔNG biết lĩnh vực nào là thích hợp cho họ. Chúng ta phải dành thời gian và nỗ lực để giúp họ, và nuôi dưỡng họ để có được điều họ muốn đạt tới trong trường của chúng ta. Trường KHÔNG nên là chỗ để cạnh tranh với người thắng và người thua. Trường KHÔNG nên là chỗ để đấu loại với ai đó được và ai đó không được. Trường phải là chỗ hướng dẫn và nuôi dưỡng sức mạnh tinh thần của sinh viên để cho họ có thể thu lấy tự tin và giúp cho họ ra quyết định nghề nghiệp cho chính họ.

Giáo dục truyền thống hội tụ vào ganh đua và đấu loại nên được thay đổi. Loại giáo dục này KHÔNG CÒN phù hợp với môi trường học tập ngày nay nữa. Sinh viên KHÔNG nên sợ thất bại bởi vì thất bại chỉ khuyến khích họ sợ hãi. Nếu trường học là chỗ để cạnh tranh và thù địch, sinh viên sẽ học tranh đấu, cạnh tranh và thắng bằng mọi giá và họ KHÔNG thể làm việc tốt trong tổ. Họ nên hiểu rằng trong làm việc theo tổ, KHÔNG có người thắng hay người thua vì tất cả họ đều chia sẻ cùng mục đích. Sinh viên nên được động viên học tập, thám hiểm, khám phá để cho họ có thể thu được tự tin, kiên nhẫn và đánh giá cao về giáo dục của họ. Nếu họ được thừa nhận về nỗ lực của họ, họ sẽ học lập mục đích và chiều hướng của mình. Nếu họ được khuyến khích chia sẻ thông tin và thảo luận về mục tiêu học tập thì họ học về sự rộng lượng và chân thực nơi mọi người đều có cái gì đó để đóng góp cho tổ. Nếu họ được đối xử bằng sự công bằng, họ hiểu công lí, lòng tốt và học cách kính trọng lẫn nhau. Nếu họ được đối xử bằng tình thân hữu, họ học về tính thật thà và có niềm tin vào bản thân mình. Khi họ thu được nhiều tin tưởng hơn họ sẽ học cách tin cậy và giúp đỡ người khác và đó là sự bắt đầu của làm việc tổ và quyền lãnh đạo. Quyền lãnh đạo tốt yêu cầu tính toàn bộ và sự chín chắn. Người lãnh đạo tốt bao giờ cũng thu hút mọi người và thu hút họ vì ích lợi của cái toàn thể để dùng hiệu quả năng lực và tiềm năng của các thành viên tổ.

Không có đầu tư nào tốt hơn vào giáo dục và không có đầu tư giáo dục nào tốt hơn là đầu tư vào sinh viên.

—-English version—-

 

Education investment

Today universities are facing the challenge of developing high performance students. These are highly skilled students with strong motivation, good technical and leadership skills who can operate at higher level than others. While traditional education provides students with knowledge and skills to prepare them for career works when they graduate, it usually does NOT focusing on develop their maturity, courage, confidence which are essential for the development of managerial and leadership capabilities. That is why I believe higher education needs to focus on developing the TOTAL person, not just providing technical knowledge.

University needs to understand that performance, integrity, and capability are dependent on students’ attitude and maturity. A mature student understand himself and also know to look at things from other people’s view. A more mature student will understand his capability and be responsible for his own actions. They also develop virtues such as justice, charity, and generosity that can benefit the society and the country. I believe higher education must help students to achieve their capabilities on a personal level as well as providing them with knowledge and skills because they are the foundation for high performance individuals that are relevant to higher responsibilities and teamwork.

University needs to provide career guidance to students as soon as they enter the school and help them to select what they want to achieve in life based on their capabilities. Many first year students do NOT know how to set directions or select which careers that they could pursue. Sometime their parents are making decisions for them and sometime they make hasty decisions based on the influence of their friends. School could use a personal development questionnaire to help them set career directions, provide examples of  alternative learning opportunities, and it should starts with the person, NOT the skills, NOT the field of study, and NOT the exam grades. It should be about students’ attitude and emotional maturity.

When students understand their capabilities, they will become more confidence on themselves and be responsive for their own career directions. Without confidence, they many simply ‘follow whatever path come their way” or “select something by random”, and acting in a “conforming” manner with the social trend because they feel insecure about their choices. For example, if computer career is hot then they will select computer field of study, regardless whether they are interest in computer or not. Many students let their parents make decisions for them and of course, many parents like their children to study medical, pharmacy, software, or business regardless of their children’s capabilities. I have seen many students failed and quit schools after a year because they did not have the capabilities or the maturity to pursue the directions that have been set for them. Many admitted to me that they felt frustrated and their lives were nothing but failures. This is where I believe university must step in and helps students to build self-confidence and guide them when they begin the first year in school.

I understand that building self-confidence requires a lot of efforts from the school staff but it is a good investment for the school and for the society. As educators, we do NOT want to see failures in our school. We do NOT want to see our students quit school because they can NOT handle the courses. We do NOT want to see our students select the wrong field of  study if they do NOT know which one are suitable for them. We must spend time and effort to help them, and nurture them to get what they want to attain in our schools. School should NOT be the place for competition with winners and losers. Schools should NOT be the place for elimination with some make it and some do not. School must be a place to guide and nurture students’ strengths of spirit so they can gain self-confidence and help them to make career decisions for themselves.

Traditional education that focuses on competition and elimination should be changed. This kind of education is NO LONGER suit today’s learning environment. Student should NOT fear of failure because it only encourages them to be apprehensive. If school is a place of competition and hostility, students will learn to fight, to compete and win at all costs and they can NOT work well in team. They should understand that in teamwork, there is NO winner or loser as they all share the same goals. Students should be encouraged to learn, to explore, to discover so they can gain self-confidence, patience and appreciation of their education. If they are recognized for their efforts, they will learn to set their goals and directions. If they are encouraged to share information and to discuss learning objectives then they learn about generosity and honesty where everyone have something to contribute to the team. If they are treated with fairness, they understand justice, kindness and learn how to respect each other. If they are treated with friendliness, they learn about truthfulness and have faith in themselves. As they gain more confidences they will learn how to trust and help other and that is the beginning of teamwork and leadership. Good leadership requires inclusive and maturity. Good leaders always include people and involves them for the benefit of the whole to make effective use of team-members’ abilities and potential.

There is no better investment than education and there is no better education investment than invest in students.