0
Chưa có sách nào trong giỏ hàng

Giảng dạy

14.06.2021

Một số sinh viên nói với tôi rằng khoa học máy tính quá khó; số khác phàn nàn rằng kĩ nghệ phần mềm quá đòi hỏi nhiều thứ thế phải làm. Thỉnh thoảng khó khăn nảy sinh từ điều sinh viên tin về môn học dù họ nghĩ nó khó hay dễ. Một số sinh viên thấy mọi môn khoa học đều khó khi số khác vật lộn chỉ với vài môn. Từ quan điểm của các thầy cô trong khoa, nhiều giáo sư không hiểu tại sao sinh viên coi các môn họ dạy là khó. Nhiều người quên mất rằng lí do họ dạy toán vì họ yêu toán hay họ dạy kinh tế vì họ yêu các lí thuyết đó. Hiển nhiên vì điều họ yêu mến nên họ không hiểu tại sao sinh viên coi các môn này là khó chăng?

Sau nhiều năm giảng dạy, tôi nghĩ sinh viên thấy môn học khó bởi vì thiếu nền tảng tiên quyết của họ. Nếu họ không học tốt về môn đó ở trường phổ thông, họ có thể không thích nó ở đại học. Chính kinh nghiệm xấu của họ, thái độ của họ về môn học, và niềm tin của họ về bản thân họ làm cho việc học thành khó. Tuy nhiên, cũng có khả năng cách chúng ta dạy có thể làm cho nó khó với họ nữa. Điều làm cho một chủ đề thành khó với sinh viên có thể không phải là lĩnh vực đó là khó, nhưng có thể là vì tài liệu mà chúng ta dạy làm cho sinh viên thấy nó khó. Câu hỏi của tôi là làm sao chúng ta biết lí do nào và cái gì chúng ta có thể làm để giúp cho sinh viên vượt qua khó khăn trong việc học môn học?

Tôi nghĩ chúng ta cần dành nhiều thời gian hơn để tìm ra điều sinh viên biết và không biết khi họ lần đầu tiên vào lớp của chúng ta. Chúng ta cần đi qua nền tảng cơ sở trước hết để chắc rằng mọi người đều ở cùng mức trước khi chúng ta bắt đầu với tài liệu môn học. Cách khác là hỏi họ để xem người nào cần giúp đỡ, chúng ta có thể để ra một số thời gian để giúp họ xây dựng lại nền tảng hay có thể khuyên họ học các môn phụ đạo. Nếu chúng ta chân thành và thẳng thắn, họ sẽ hiểu. Tôi thường bảo họ: “Tôi thích có các em trong lớp của tôi và tôi thích thấy rằng các em thành công. Môn học này yêu cầu nhiều toán học, đặc biệt tính toán. Tôi nghĩ nếu các em học môn nền tảng tính toán trước khi học môn này các em sẽ học rất tốt.” Hay “Tôi sẵn lòng dành hai tuần tới để ôn tập nền tảng cơ sở, bất kì ai cần giúp đỡ xin tới gặp tôi sau giờ học để được hướng dẫn. Tôi muốn thấy tất cả các em học tốt trong môn này.”

Thường có lỗ hổng giữa điều giáo sư nghĩ sinh viên phải biết và điều họ thực sự biết. Bằng việc đảm bảo rằng mọi người đều có cùng mức tri thức sẽ giúp cho môn học tiến hành tốt hơn nhiều. Thỉnh thoảng khi giáo sư thấy nhiều sinh viên không biết, họ thất vọng vì có nhiều tài liệu bao quát cho môn học và rồi họ cần hỗ trợ cho các sinh viên không có tri thức được cần. Nhiều người sẽ từ chối làm điều đó và thà để cho sinh viên thất bại còn hơn giúp cho họ vì có những người khác cần học trong lớp. Tuy nhiên bằng việc làm điều đó, họ làm cho sinh viên cảm thấy rằng sinh viên thất bại và cuối cùng ghét môn học này.

Khi tôi còn trẻ, tôi đã không thích toán. Một cô giáo trường phổ thông đã tạo ra khác biệt trong đời tôi. Cô sẵn lòng dành thời gian phụ thêm để giúp tôi sau giờ lên lớp. Cô cho tôi nhiều bài tập từ dễ tới khó để xây dựng lại nền tảng của tôi. Cô thường khuyến khích tôi bằng việc nói: “Cô biết em nhanh trí, cô biết em có thể làm việc này và chỉ cần đưa thêm nỗ lực phụ vào là em sẽ học tốt.” Bởi vì nỗ lực phụ thêm của cô, tôi đã học tốt toán học và khoa học và cuối cùng trở thành nhà khoa học. Tôi biết ơn mọi điều với cô và từ đó tôi tin rằng thầy giáo có thể tạo ra khác biệt trong cuộc đời của sinh viên cũng như tạo ra khác biệt trên thế giới. Đó là lí do tại sao tôi cũng trở thành thầy giáo.

Tôi biết rằng không dễ dạy cho một lớp khi các mức độ của sinh viên là không như nhau. Dạy ở đại học cũng dễ hơn nhiều so với ở trung học hay tiểu học nơi có lỗ hổng rộng hơn trong tri thức và động cơ của học sinh. Ở đại học, sinh viên đã được chọn lọc nhưng vẫn có lỗ hổng nào đó và chính vai trò của giáo sư là lấp những lỗ hổng đó. Tôi nghĩ với nỗ lực phụ thêm từ cả thầy giáo và sinh viên, tất cả chúng ta có thể vượt qua những chướng ngại này và làm cho việc học thành kinh nghiệm dễ chịu. Cùng nhau, tất cả chúng ta có thể tạo ra khác biệt trong thế giới.

—-English version—-

 

Teaching

Some students told me that computer science is too difficult; other complained that software engineering is too demanding with so many things to do. Sometime the difficulty comes from what students believe about the subject whether they think it is hard or easy. Some students find all science courses difficult when others struggle in just few courses. From the faculty’s point of view, many professors do not understand why students think the courses they are teaching are difficult. Many forget that the reason they teach math because they love mathematics or they teach economics because they love those theories. It was obvious about what they love so they do not understand why students think these subjects are difficult?

After many years of teaching, I think students who find it is hard because of their lack of prerequisite foundation. If they did not do well on that subject in high school, they may not like it in college. It is their bad experiences, their attitudes about the subject, and their beliefs about themselves that make the learning difficult. However, it is also possible that the ways we teach can make it difficult for them too. What makes a subject difficult for students may not be that the field is complex, but it could be about the materials that we teach make students find it difficult. My questions are how do we know which reasons and what can we do to help students overcome the difficulty in learning the subject?

I think we need to spend more time finding out what students know and do not know when they first enter our classrooms. We need to go over the basic foundation first to make sure that everybody is on the same level before we start with the course materials. Another way is to ask them to see if anyone need help, we can set aside some time to help them rebuild their foundation or possible recommend them to take remedial courses. If we are sincere and direct, they will understand. I often told them: “I love to have you in my class and I like to see that you succeed. This course requires a lot of math, especially calculus. I think if you would take the foundation of calculus course before taking this course you would do very well.” Or “I am willing to spend the next two weeks to review basic foundations, anyone who need help please come to see me after class for tutorial. I like to see all of you do well in this course.”

There is often a gap between what professors think students should know and what they really do know. By ensure that everybody has the same level of knowledge will help the course proceeds much better. Sometime when professors find out how much students do not know, they are frustrated since there are a lot of materials to cover for the course and then they need to support those who do not have the needed knowledge. Many would refuse to do that and rather fail the students than help them since there are others that need to learn in class. However by doing that, they make students feel that they are failures and eventually hate the subject.

When I was young, I did not like math. One high school teacher did make a difference in my life. She was willing to spend extra time to help me after class. She gave me several exercises from easy to hard to rebuild my foundation. She often encourages me by saying: “I know you are smart, I know you can do this and just put in additional efforts you will do fine.” Because of her extra efforts, I did well in math and science and eventually become a scientist. I owed everything to her and since then I believe that teachers can make a difference in students’ lives as well as make a difference in the world. That is why I also become a teacher.

I know that it is not easy to teach a class when students’ levels are not the same. It is also much easier to teach in college than in high schools or elementary schools where there is a much wider gap in student’s knowledge and motivation. In college, students are already selected but there are still some gaps and it is the professors’ role to fill those gaps. I think with extra efforts from both teachers and students, we can all overcome these obstacles and make learning a more pleasant experience. Together, we all can make a difference in the world.