0
Chưa có sách nào trong giỏ hàng

Là nhà doanh nghiệp

02.07.2021

Với công nghệ, toàn thế giới đang mở rộng với nhiều cơ hội hơn bao giờ trước đây nhưng bạn phải nắm lấy chúng trước khi ai đó khác lấy chúng đi. Đó là lí do tại sao sinh viên công nghệ nên được dạy về khởi nghiệp ở đại học để tận dụng ưu thế của những cơ hội này. Với đào tạo đúng, sinh viên có thể tạo ra các công ti khởi nghiệp, thuê người và làm tăng trưởng công ti của họ. Nếu thành công, công ti có thể tạo ra nhiều việc làm hơn với lương tốt hơn cho người khác và cải tiến nền kinh tế của đất nước. Bởi lí do này các đại học nên cung cấp đào tạo khởi nghiệp và khuyến khích thanh niên khởi đầu doanh nghiệp riêng của họ.

Sinh viên đại học rất sáng tạo và có thể làm được nhiều hơn mong đợi nhưng họ cần môi trường để chứng tỏ tài năng của họ. Nếu bạn nhìn vào những công ti khởi nghiệp thành công trong ba mươi năm qua, trên 80% số họ đã được tạo ra bởi các sinh viên. Bill Gates đã bắt đầu Microsoft khi ông ấy còn là sinh viên ở Harvard. Mark Zuckerberg cũng đã tạo ra Facebook khi là sinh viên ở Harvard. Sergey Brin và Larry Page đã phát triển Google khi họ còn ở Stanford. Ngày nay trong mọi đại học, sinh viên đang làm việc về những phát kiến và nhiều người đã thành công. Chẳng hạn Kevin Systrom đã tạo ra Instagram, một app chia sẻ ảnh di động giá trị nhiều tỉ đô la, Naveen Selvadurai đã phát triển foursquare, một app định vị xã hội trị giá trên $500 triệu đô la, David Karp người đã tìm ra Tumblr, một nền tảng làm blog xã hội trị giá trên $900 triệu đô la. Sự kiện thú vị là những nhà doanh nghiệp đại học này thậm chí còn chưa quá 30 tuổi.

Nếu chúng ta nhìn ra ngoài giá trị tiền bạc, các công ti khởi nghiệp cũng đóng góp lớn cho kinh tế. Người ta ước lượng rằng ở một mình nước Mĩ, các công ti khởi nghiệp đã tạo ra trên một triệu việc làm mới và tất cả số đó đều là việc làm trả lương cao. Một nhà kinh tế viết: “Mĩ đã vượt qua sự sụp đổ kinh tế tài chính chỉ trong năm năm bởi vì các công ti khởi nghiệp trong khi châu Âu và châu Á vẫn còn đang vật lộn. Nhật Bản đã cố gắng cải tiến kinh tế của nó trong 20 năm mà không thành công vì kinh tế của nó vẫn bị chi phối bởi những công ti lớn và những công ti này vẫn đang giảm việc làm. Trong nền kinh tế được dẫn lái bởi công nghệ này, những công ti lớn với bao cấp của chính phủ và ích lợi thuế là giải pháp sai. Giải pháp thực là công ti khởi nghiệp với công nhân công nghệ được trả lương cao và để làm điều đó, giáo dục công nghệ và khởi nghiệp phải được coi là ưu tiên cao nhất.”

Đào tạo khởi nghiệp khuyến khích sinh viên dùng kĩ năng công nghệ của họ để đi tới ý tưởng mới nhưng một mình ý tưởng không tạo ra tiền chừng nào nó chưa giải quyết được vấn đề hay đáp ứng cho một nhu cầu. Trong lớp khởi nghiệp của tôi, sinh viên bắt đầu bằng việc nhận diện vấn đề đầu tiên trước khi phát triển ý tưởng hay giải pháp. Chỉ biết vấn đề đủ rõ sẽ cho phép họ tạo ra giải pháp mà có thể phát triển thành công ti khởi nghiệp mạnh. Chỉ với tri thức về công nghệ, họ có thể quyết định công nghệ nào có thể được áp dụng như các giải pháp tốt. Không biết vấn đề mà bắt đầu với một ý tưởng là sai lầm chung trong những sinh viên nhiệt tình. Mọi lúc họ gợi ý một ý tưởng, tôi bao giờ cũng hỏi: “Em định giải quyết vấn đề gì?” hay “Em có biết đủ rõ về vấn đề không?”, “Có nhu cầu về nó không?” “Làm sao em biết có nhu cầu? Em hỏi ai đó hay chỉ đoán?” Tất nhiên, sinh viên cảm thấy không thoải mái lúc đầu nhưng khi họ tiến hành nhiều nghiên cứu hơn và hỏi nhiều người hơn, họ biết rằng hoặc ý tưởng của họ là không đủ tốt hoặc không có nhu cầu cho thứ như vậy. Trong trường hợp đó họ không phạm phải sai lầm về “Tạo ra giải pháp rồi tìm vấn đề để giải quyết.”

Sinh viên phải được dạy về cạnh tranh chiến lược hay cách phát triển các thế mới để lấy được khách hàng từ người khác hay có được khách hàng mới trong thị trường. Chẳng hạn, cửa hàng trực tuyến cung cấp những sản phẩm chuyên biệt có thể lấy được thị phần từ các cửa hàng bán lẻ lớn mà thường cung cấp sản phẩm chung và dụ những khách hàng muốn thuận tiện về mua bán trực tuyến thay vì đi tới cửa hàng. Sinh viên phải được dạy về “Rào chắn lối vào” hay các nhân tố cạnh tranh ngăn cản công ti khởi nghiệp đi vào một thị trường đặc thù. Sinh viên phải hiểu những rào chắn này hay các yếu tố phòng thủ trước khi đi vào bất kì thị trường nào. Nếu họ đi vào thị trường với những rào chắn mạnh, họ sẽ bị yếu thế vì khó vượt qua họ. Chẳng hạn, rất khó cạnh tranh với “thương hiệu” nổi tiếng như Apple, Microsoft hay Google do tính phổ cập của họ và chi phí cao về quảng cáo. Bằng việc nhận diện các cơ hội trong thị trường mới nơi các lực rào chắc còn yếu, thì dễ đi vào và nhanh chóng xây dựng rào chắn để cho người khác không thể vào được. Họ phải hiểu rằng khách hàng cũng có thể buộc họ hạ thấp giá bằng việc thao túng họ và đối thủ cạnh tranh của họ để đi vào trong cuộc chiến giá cả chống lẫn nhau. Để duy trì thế, họ phải biết cách đặt rào chắn đi vào bằng việc ngăn cản các đối thủ cạnh tranh khác vào trong thị trường của họ. Họ phải biết rằng các nhà doanh nghiệp khác với những ý tưởng mới hay sản phẩm mới có thể dụ khách hàng đi và những khách hàng đang tìm giá hời nhất có thể thay đổi thói quen mua của họ.

Trong một thế giới được kết nối toàn cầu, những công ti khởi nghiệp mới đi vào thị trường trong một luồng thường xuyên với những ý tưởng mới, sản phẩm mới và giải pháp mới. Bằng việc phân tích những lực cạnh tranh này, sinh viên học cách hiểu toàn thể thị trường và có khả năng nhận diện những xu hướng mới dễ dàng, cho nên họ có thể tận dụng ưu thế của chúng trước khi ai đó khác làm. Sinh viên phải học tất cả những yếu tố này cũng như những sai lầm của họ trong lớp để cho đến lúc họ tốt nghiệp; họ đã sẵn sàng có đủ tri thức không chỉ về cách tạo ra công ti khởi nghiệp, mà còn về điều được cần để thành công. Bằng việc học từ những sai lầm trong trường, họ tránh phạm sai lầm trong cuộc sống và xây dựng niềm tin của họ rằng họ có thể xây dựng cái gì đó trong các công ti khởi nghiệp thành công.

Trong nhiều năm dạy về khởi nghiệp, tôi thấy rằng sinh viên đại học có vô hạn ý tưởng phát kiến. Họ cũng có nhiều nhiệt tình và dũng cảm để đạt tới mục đích của họ và sẵn lòng bầy tỏ điều họ có thể làm được. Ích lợi then chốt của việc là nhà doanh nghiệp trong khi vẫn ở trường là họ có truy nhập vào nhiều tài nguyên để giúp cho họ thành công. Trường cung cấp việc dùng máy tính tự do với kết nối internet; các giáo sư sẵn lòng cho họ lời khuyên về cả khía cạnh kĩ thuật và doanh nghiệp; họ cũng có nhiều bạn bè mà họ có thể nói chuyện và trao đổi ý tưởng. Là nhà doanh nghiệp nghĩa là họ làm việc cho bản thân họ và không cho ai khác và bất kì thành công nào họ tạo ra cũng là của họ. Là sinh viên cho họ nhiều cơ hội để bắt đầu công ti riêng của họ và mọi điều họ cần là đào tạo, hướng dẫn và hỗ trợ đúng từ nhà trường.

—English version—

 

Being entrepreneur

With technologies, the whole world is wide open with more opportunities than ever before but you must seize them before somebody else take them away. That is why technology students should be taught about entrepreneurship in college to take advantage of these opportunities. With proper training, students can create startups, hire people and grow their company. If succeed, the company can create more jobs with good salary to others and improves the economy of a country. For this reason universities should provide entrepreneurship trainings and encourages young people to start their own business.

College students are very creative and can do much more than expected but they need an environment to demonstrate their talents. If you look at successful startups in the past thirty years, over 80% of them were created by college students. Bill Gates started Microsoft when he was student in Harvard. Mark Zuckerberg also created Facebook as a student in Harvard. Sergey Brin and Larry Page developed Google when they were in Stanford. Today in every university, students who are working on innovations and many have succeed. For example Kevin Systrom created Instagram, a mobile photo sharing app that worth several billion dollars, Naveen Selvadurai developed foursquare, a social location app that worth over $500 million dollars, David Karp who found Tumblr, a social blogging platform that worth over $900 million dollars. The interesting fact is these college entrepreneurs have not even reached 30 years old yet.

If we look beyond the money value, startups also contributed significantly to the economy. It is estimated that in the U.S alone, startups has created over a million new jobs and all of them are high paying jobs. An economist wrote: “The U.S. has overcome the financial economic collapse in just five years because of startups when Europe and Asia are still struggling. Japan has tried to improve its economy for over 20 years without success because its economy is still dominated by large companies and these companies are still reducing jobs. In this technology driven economy, big companies with governments subsidize and tax benefits are the wrong solution. The real solution is startup with high paid technology workers and to do that technology education and entrepreneurship must be considered the highest priority.”

Entrepreneurship training encourages students to use their technology skills to come up with new idea but idea alone does not make money unless it solves problems or fulfill a need. In my entrepreneurship class, students start with identify problems first before develop ideas or solutions. Only knowing the problems well enough will allow them to create solutions that could be developing into a strong startup. Only with knowledge of technology, they can decide which technology can be applied as good solutions. Without knowing the problem but start with an idea is a common mistake among enthusiastic students. Every time they suggest an idea, I always ask: “What problem are you trying to solve?” or “Do you know the problems well enough?”, “Is there a need for it?” “How do you know there is a need? Did you ask somebody or just guess?” Of course, students feel uncomfortable at first but when they conduct more research and asking more people, they learn that either their idea is not good enough or there is no need for such thing. In that case they do not making the mistake of “Creating a solution then looking for problem to solve.”

Students must be taught about strategic competition or how to develop new positions that take customers from others or get new customers into the market. For example, online store offers specialized products can take market share away from large retail stores that offer general products and lure customers who want convenience on shopping online instead of going to the store. Students must be taught about “Barrier of entry” or competitive factors that prevent a startup from entering a particular market. Students must understand these barriers or defense factors before entering any market. If they enter a market with strong barriers, they will be at disadvantage because it is difficult to overcome them. For example, it is very difficult to compete with well known “Brands” such as Apple, Microsoft or Google due to their popularity and high spending on advertising. By identify opportunities in new market where barrier forces are weak, then it is easy to get in and quickly build barriers so others cannot get in. They have to understand that customers can also force them to lower prices by manipulate them and their competitors to get into a price war against one another. To maintain position, they must know how to set barrier of entry by prevent other competitors to come into their market. They must know that other entrepreneurs with new ideas or new products can lure customers away and customers who are searching for the best price may change their buying habit.

In the globally connected world, new startups enter the market in a constant stream with new ideas, new products and new solutions. By analyzing these competitive forces, students learn how to understand the entire market and be able to identify new trends early, so they can take advantage of them before somebody else does. Student must learn all of these factors as well as their mistakes in class so by the time they graduate; they already have enough knowledge not only on how to create startups, but also on what is needed to be successful. By learning from mistakes in school, they avoid making mistakes in life and build their confident that they can build something into successful startups.

For many years of teaching entrepreneurship, I found that college students have unlimited innovative ideas. They also have a lot of energy and courage to achieve their goals and willing show what they can do. The key benefit of being an entrepreneur while still in school is they have access to a lot of resources to help them to succeed. Schools offer the free use of computers with internet connection; professors are willing to give them advice on both technical and business aspect; they also have many friends who they can talk to and exchange ideas with. Being entrepreneur means they work for themselves and not anyone else and whatever success they make is theirs. Being students gives them many opportunities to start their own company and all they need is proper training, guidance and support from the school.