0
Chưa có sách nào trong giỏ hàng

Lời khuyên về dạy

14.06.2021

Một thầy giáo mới vào nghề viết cho tôi: “Tôi mới tốt nghiệp bằng thạc sĩ trong giáo dục và sẽ bắt đầu nghề giảng dạy ở đại học. Tôi đã theo blog của thầy trong vài năm và thấy chúng có ích. Thầy có lời khuyên nào cho giáo viên mới như tôi không?”

Đáp: Điều đầu tiên bạn có thể cần làm là dự đoán và hiểu thái độ sinh viên về việc học rồi điều chỉnh việc dạy của bạn để khuyến khích họ. Là thầy giáo mới, sinh viên của bạn sẽ mong đợi bạn phạm sai lầm cho nên cách tốt nhất để ngăn ngừa những điều này khỏi ảnh hưởng tới việc dạy của bạn là dành thời gian lập kế hoạch và thực hành cách bạn sẽ giải quyết với những sai lầm không tránh khỏi đó.

Nhiều thầy giáo mới, kể cả tôi hai mươi nhăm năm trước, thường thấy cơ hội dạy đầu tiên của chúng ta là như dịp may để tạo ra và tiến hành môn học mơ ước của chúng ta. Cho dù môn học đã được thiết lập vững chắc, chúng ta thường bỏ qua giáo trình hiện có và thích bắt đầu môn học riêng của mình. Đây là sai lầm thông thường. Tôi đã học được rằng tốt hơn cả là tuân theo giáo trình đã thiết lập để quen với nó rồi mới sửa đổi và cải tiến nó khi chúng ta thu được nhiều kinh nghiệm hơn.

Làm thầy giáo lần đầu tiên là không dễ dàng nhưng bạn nên phát triển phong cách riêng của bạn và cách bạn dạy và tránh đóng vai như ai đó khác. Tất cả chúng ta đều có “giáo sư thần tượng” nào đó và chúng ta thường nhớ về cách họ dạy chúng ta khi chúng ta còn là học sinh. Không thể nào sao chép cùng kinh nghiệm đó cho sinh viên của chúng ta bằng việc cố là ai đó khác. Nếu chúng ta là đích thực và công bằng, sinh viên sẽ biết. Nhớ rằng việc dạy phải là phần thưởng riêng của nó nhưng chúng không thể cung cấp khuyến khích cần thiết để đạt tới việc dạy tuyệt hảo. Việc dạy là công việc gian nan yêu cầu chuyên cần và nhiều kiên nhẫn và nó chỉ tới theo thời gian.

Hội tụ của việc dạy nên vào việc học của sinh viên, KHÔNG vào việc dạy của thầy trong khoa. Nhiều thầy giáo thường hội tụ vào điều họ nghĩ sinh viên phải biết và gây nhiều sức ép để chắc sinh viên biết những điều này. Khi việc dạy bị hội tụ vào tích luỹ tri thức, việc học bị lu mờ hay biến thành ghi nhớ sự kiện. Khi việc dạy nhằm vào mức cao hơn của việc học thì nó đổi thành việc trao đổi thông tin thay vì cung cấp thông tin một chiều và việc học thực sẽ xảy ra. Việc học không còn là việc cất giữ thông tin mà là quá trình liên tục thu nhận tri thức mới qua kinh nghiệm thực tại.

Thầy giáo giỏi không nói nhiều vì phong cách giảng truyền thống không còn hiệu quả trong môi trường ngày nay. Thầy giáo giỏi nói ít bởi vì sinh viên nên nói nhiều khi họ hỏi câu hỏi, có những điều phải giải quyết, thảo luận trong nhóm nhỏ, và thu hút các quan điểm khác nhau của bạn cùng lớp. Thầy giáo giỏi đi theo những thảo luận này, khuyến khích nhiều sự tham gia, làm cho sinh viên dừng lại và suy nghĩ trước khi đi tới câu trả lời và đó là điều học tích cực là gì.

Thầy giáo giỏi bao giờ cũng nghĩ về cách thức để cải tiến điều và cách thức sinh viên học. Thầy giáo giỏi bao giờ cũng làm việc trên các câu hỏi như: “Làm sao tôi có thể khuyến khích nhiều cộng tác trong các sinh viên?” “Làm sao tôi có thể cung cấp phản hồi hiệu quả?” “Làm sao tôi có thể điều chỉnh khớp theo người học ở các mức học tập khác nhau được?” Sinh viên được khuyến khích để học nhiều hơn khi môn học được lập kế hoạch tốt, vui và hợp lí, nơi mối quan hệ giữa việc học và cuộc sống thực là rõ ràng, và trên hết, họ thấy rằng thầy giáo chăm nom tới việc học của họ.

—-English version—-

 

Teaching advices

A new teacher wrote to me: “I graduate with a master degree in education and will begin my teaching career at an university. I have followed your blogs for several years and found them helpful. Do you have any advice for new teacher like me?

Answer: The first thing you may want to do is to anticipate and understand student attitudes about learning then adjust your teaching to motivate them. As a new teacher, your students will expect you to make mistake so the best way to preventing these things from affecting your teaching is to spend time planning and practicing how you will deal with inevitable mistakes.

Many new teachers, including me twenty five years ago, often see our first teaching opportunity as a chance to create and conduct our dream course. Even if the course is already well established, we often ignore the existing curriculum and like to start our own. This is a common mistake. I learned that it is better to follow an established curriculum to familiar with it then modify and improve it as we gain more experiences.

Being a first-time teacher is not easy but you should develop your own style and the way you teach and avoid acting like somebody else. We all have some “Idol professors” and we often recall how they taught us when we were students. It is impossible to replicate the same experience for our students by trying to be someone else. If we be genuine and fair, students will know. Remember that teaching has to be its own reward but they cannot provide the motivation necessary to achieve teaching excellence. Teaching is hard work that requires diligence and a lot of patients and it only comes with time.

The focus of teaching should be on student learning, NOT faculty teaching. Many teachersoften focus on what they think students should know and put a lot of pressure to make sure that students know these things. When teaching is focused on the accumulation of knowledge, learning is extinguished and change into memorization of facts. When teaching aims at a higher level of learning then it is changing into an exchange of information rather than one way providing information and real learning will take place. Learning is no longer the storage of information but the continuous process of acquiring new knowledge through actual experience.

Good teachers do not talk much as the traditional lecturing style is no longer effective in today’s environment. Good teachers talk less because students should talk more as they ask questions, have things to solve, discuss in small group, and solicit the different views of classmates. Good teachers follow these discussions, encourage more participation, make students stop and think before come up with an answer and that is what active learning is.

Good teachers are always thinking about ways to improve what and how students learn. Good teachers are always working on questions like: “How can I encourage more collaboration among students?” “How can I provide effective feedback?” “How can I accommodate learners at various levels of learning?” Students are motivated for more learning when the course is well planned, fun and fair where the relationship between learning and real life is clear, and most of all, they see that their teachers care about their learning.