0
Chưa có sách nào trong giỏ hàng

Phát minh ra tương lai

20.04.2021

Sau Thế chiến 2, kinh tế Nhật Bản đi và suy thoái sâu, bên cạnh mối nhục vì chiến bại, các ngành công nghiệp của họ cũng phải vật lộn để xây dựng lại các cơ xưởng bị phá huỷ.

Các công ti đã cố gắng nhiều điều để đưa người của họ trở lại làm việc, tiếp tục kinh doanh của họ, và xây dựng lại nền kinh tế của họ nhưng sau vài năm, không có mấy tiến bộ. Khi họ đã chán nản về giải pháp, một giáo sư người Mĩ có tên Edward Deming tới với một thông điệp táo bạo: “Các bạn thất bại vì phần lớn những người quản lí của các bạn sống trong quá khứ, làm sao họ có thể lập kế hoạch cho tương lai?” Theo nhiều người quản lí Nhật Bản vào thời đó, điều đó đã là cú “sốc” làm họ tổn thương sâu sắc. Một người chủ cơ xưởng nhớ lại: “Chúng tôi đã bị tổn thương sâu sắc và giận dữ lúc đầu nhưng sau một chốc, sau khi tất cả chúng tôi bình tĩnh lại, chúng tôi ngồi cùng nhau và thảo luận về điều cần làm. Nếu chúng tôi tiếp tục cách thức nó đã vậy thì chúng tôi không thấy gì tốt hơn. Cuối cùng chúng tôi nuốt lòng tự hào và hỏi xin lời khuyên.” Câu trả lời là thẳng thắn và rõ ràng: “Các bạn có thể tiếp tục xây dựng sản phẩm rẻ, sao chép sản phẩm của người khác, đi theo xu hướng thị trường, và hi vọng điều tốt xảy ra. Hay các bạn có thể xây dựng các sản phẩm chất lượng cao; phát kiến các sản phẩm mới; lập ra xu hướng thị trường, và là “số một.” Đó là chọn lựa của các bạn nhưng trong chọn lựa này, các bạn phải thay đổi cách các bạn quản lí công ti của mình. Quên việc lập kế hoạch năm năm của các bạn đi, quên hệ thống cấp bậc cổ của các bạn đi, quên hệ thống kinh doanh “thừa tự” của các bạn và bắt đầu một phong trào mới, một cách thức mới để xây dựng sản phẩm chất lượng cao, và cách mới để quản lí công ti của bạn nhìn tới tương lai. Về căn bản, các bạn phải bắt đầu mọi thứ mới.” 

Deming đã tạo ra đóng góp lớn cho kinh tế và hệ thống quản lí của Nhật Bản. Trong vòng hai mươi năm, (1956-1976) Nhật Bản đã đi từ đáy của chỉ số kinh tế toàn cầu (tương đương với nhiều nước nghèo ở châu Phi) lên hàng đầu (sau Mĩ và Anh) bởi danh tiếng của nó về sản phẩm chất lượng cao và trở thành một cường quốc kinh tế mới. Ngày nay Deming được coi là có tác động nhiều lên chế tạo và kinh doanh của người Nhật Bản hơn bất kì cá nhân nào khác và đã là anh hùng ở Nhật Bản. Nhiều người coi chu trình “Lập kế hoạch, Làm, Kiểm, Hành động” của ông ấy là qui trình chất lượng lỗi lạc nhất cho chế tạo nhưng ít người biết rằng Deming đã không bắt đầu với qui trình chế tạo mà với hệ thống quản lí. Ông ấy nói cho những người chủ công ti: “Người quản lí bị ảnh hưởng bởi điều họ đã làm, bởi thành công quá khứ của họ. Thực ra, họ bị ảnh hưởng sâu sắc bởi quá khứ mà họ thường chống lại tương lai. Để làm cho thay đổi xảy ra, mọi thứ phải bắt đầu bằng cấp quản lí.” Ông ấy yêu cầu thay đổi trong cấp quản lí từ đỉnh tới đáy và bắt đầu một hệ thống quản lí mới điều vẫn được dùng ở Nhật Bản ngày nay.

Hơn năm mươi năm sau, dường như là lịch sử đang lặp lại bản thân nó. Điều đã xảy ra trong quá khứ ở Nhật Bản đang xảy ra ngày nay trong nhiều nước phương tây. Chúng ta đang thấy các công ti thành công trong quá khứ bị bỏ lại sau vì các công ti khởi nghiệp mới vượt qua họ và thâu tóm thị trường. Điều này là vì phong cách quản lí cũ đã thất bại trong thế giới thay đổi nhanh này vì họ đã bỏ qua nhu cầu cần thay đổi, hay đã thay đổi quá ít, quá trễ. Mười năm trước đây, Blackberries RIM đã phát minh ra “điện thoại thông minh” nhưng ngày nay nó đang vật lộn để sống còn vì Apple và Google đã thâu tóm thị trường di động. Không lâu trước đây, Yahoo đã là công ti internet mạnh nhất nhưng ngày nay nó bị Google đẩy ra ngoài. Sun Micro-system một thời đã là công ti hàng đầu ở Silicon Valley. Nó đã phát minh ra Java và những sản phẩm nguồn phục vụ lớn nhưng sự kiêu căng của nó và bỏ qua những thay đổi công nghệ đã làm cho công ti trượt chân với những tổn thất thu nhập và sa thải nghiêm trọng. Ba mươi năm trước, Dell đã là công ti máy tính cá nhân số một với hàng trăm triệu máy PC được bán. Vì nó được thoả mãn với máy để bàn và laptops, cấp quản lí của nó bỏ qua thị trường đang nổi lên về thiết bị di động như iPhone, iPad và Android. Ngày nay nó đang vật lộn và có thể không sống sót.

Vài năm trước đây, trong cuộc phỏng vấn với báo chí Steve Jobs đã tuyên bố: “Hiện tại là thời gian duy nhất mà mọi thứ xảy ra. Lập kế hoạch cho tương lai là đem tương lai vào trong hiện tại bằng việc tạo ra sản phẩm mà thậm chí không ai biết về sự tồn tại. Đó là cách duy nhất để phát minh ra tương lai.” Ngày nay những người quản lí của Apple được đào tạo để bao giờ cũng nhìn vào tương lai cho các sản phẩm phát kiến của nó. Trong khi tuyển người ở CMU, một người quản lí của Apple nói cho lớp của tôi: “Nếu các bạn thực sự muốn đối diện với tương lai, đặt các mục tiêu phấn đấu quá mức đi. Đặt mục tiêu mà mọi người nghĩ là không thể được và làm ngạc nhiên mọi người bằng ý tưởng của bạn. Và đó là điều Steve Jobs ngụ ý bởi “luôn khao khát, cứ dại khờ.”

Ngày nay các công ti khởi nghiệp phát kiến đang nhanh chóng chuyển vào thị trường công nhệ với nhiều sinh lực và nhiệt tình hơn bao giờ hết. Phần lớn các nhà doanh nghiệp đều biết rằng họ đang tạo ra không chỉ một doanh nghiệp, một sản phẩm mà còn cả một sự nghiệp vì họ đang phát minh ra tương lai. Không suy nghĩ về tương lai, Steve Jobs sẽ không bao giờ tạo ra máy tính Apple, iPods, iPhone, và iPads v.v. Không suy nghĩ về tương lai mà phần mềm là lực chi phối, Bill Gates chắc sẽ không bao giờ thiết lập ra Microsoft. Không suy nghĩ về tương lai rằng internet sẽ kết nối mọi thứ, Larry Page và Sergei Brin sẽ không bao giờ tạo ra Google. Không suy nghĩ về tương lai rằng mọi người sẽ kết nối với nhau để chia sẻ kinh nghiệm, Mark Zuckerberg sẽ không bao giờ phát triển Facebook. Danh sách này là vô tận bởi vì mọi lúc tôi tới thăm một đại học, dù là ở Mĩ hay ở châu Á, tôi đều thấy người nào đó đang làm việc trên ý tưởng nào đó mà một ngày nào đó có thể làm thay đổi thế giới. Có nhiều ý tưởng kì diệu, những phát kiến lớn mà thanh niên ngày nay đang phát triển trong lớp của họ, trong các phòng thí nghiệm của họ hay trong ga ra của họ. Tất cả họ đều chia sẻ một chủ đề chung: “Họ đang phát minh ra tương lai.”

Từ năm 2008, nhiều công ti lớn và được thành lập vững chắc đã vật lộn vì họ không thể giữ được nhịp theo cùng thị trường thay đổi nhanh. Một nhà phân tích phố Wall đã viết: “Nếu bạn nhìn vào danh sách 100 công ti hàng đầu, quá nửa có thể không sống được trong mười năm tới. Tuy nhiên, có ít nhất một trăm công ti năng nổ và trẻ khác đang nổi lên để thay thế họ. Lí do đơn giản là các công ti già không thể thay đổi được cho dù họ muốn thay đổi. Những người quản lí cấp cao nhất không thể trông đợi những người khác và công ti thay đổi chừng nào họ còn chưa được chuẩn bị để tự thay đổi bản thân họ. Nhu cầu cho việc biến đổi cá nhân này là khó bởi vì phần lớn trong họ đang sống trong quá khứ, và quay lưng lại với tương lai. Họ không có viễn kiến, họ không thể thấy được bên ngoài ngày hôm nay cho nên xu hướng của họ là bám lấy cái quen thuộc thay vì phiêu lưu vào trong cái không biết bởi vì họ sợ và đó là lí do tại sao họ sẽ thất bại.”

—-English version—-

 

Inventing the future

After World War 2, Japan’s economy went to a deep recession, beside the humiliation of being defeated, their industries were also struggled to rebuild their destroyed factories. Companies have tried many things to put their people back to work, continue their businesses, and rebuild their economy but after few years, there was not much progress. As they were desperate for solution, an American professor named Edward Deming came in with a bold message: “You failed because most of your managers live in the past, how can they plan for the future?” According to many Japanese managers at that time, it was a “shock” that hurt them deeply. A factory owner recalled: “We were deeply hurt and angry at first but after a while, after all of us were calm down, we got together and discussed on what to do. If we continued the way it was then we did not see anything better. Finally we swallowed our pride and asked for advice.” The answer was straight forward and clear: “You can continue to build cheap products, copy products of others, follow the market trends, and hope for good thing to happen. Or you can build high quality products; innovate new products; set market trends, and be the “number one”. It is your choice but in this choice, you must change the way you manage your company. Forget your five years planning, forget your old hierarchical systems, forget your “legacy” business systems and start a new movement, a new way to build high quality products, and new way to manage your company that looking toward the future. Basically, you must start everything new.”

Deming made a significant contribution to Japan’s economy and management system. Within twenty years, (1956-1976) Japan went from the bottom of the global economic index (Equal to many poor countries in Africa) to the top (Next to the U.S and UK) by its reputation for high-quality products and become a new economic power. Today Deming is regarded as having had more impact upon Japanese manufacturing and business than any other individual and was a hero in Japan. Many people considered his “Plan, Do, Check, Act” cycle as the most brilliant quality process for manufacturing but few people knew that Deming did not start with the manufacturing process but the management system. He told company owners: “Managers are affected by what they already done, by their past successes. In fact, they are so deeply affected by the past that they often resist the future. To make change happens, everything must start with management.” He demanded the change in management from top to bottom and starts a new management system that still being used in Japan today.

More than fifty year later, it seems that history is repeating itself. What happened in the past in Japan is happening today in many western countries. We are seeing companies that succeed in the past get left behind as new startups bypass them and capture the market. This is because the old management style has failed in this fast changing world as they have ignored the need to change, or have changed too little, too late. Ten years ago, Blackberries RIM invented the “smartphone” but today it struggled to survive as Apple and Google have captured the mobile market. Not long ago, Yahoo was the most powerful internet company but today it is pushed out by Google. Sun Micro-system was once the top company in Silicon Valley. It invented Java and great server products but its arrogant and ignored technology changes let the company stumbled with severe revenue losses and layoffs. Thirty years ago, Dell was the number one personal computer company with hundred million PCs sold. As it was satisfied with its desktops and laptops, its management ignored the emerging market of mobile devices such as iPhone, iPad and Android. Today it struggled and may not survive.

Few years ago, in an interview with newspapers Steve Jobs declared: “The present is the only time in which everything happens. To plan for the future is to bring the future into the present by create products in which nobody even know exist. That is the only way to invent the future.” Today Apple managers are trained to always look into the future for its innovative products. During recruitment at CMU, An Apple manager told my class: “If you really want to face the future, set unreasonable targets. Set one that people think impossible and surprise them with your ideas. And that is what Steve Jobs means by “stay hungry, stay foolish.”

Today innovation startups are quickly moved into technology markets with more energy and enthusiasm than ever before. Most entrepreneurs know that they are creating not just a business, a product but also a cause as they are inventing the future. Without thinking about the future, Steve Jobs would never create Apple computer, iPods, iPhone, and iPads etc. Without thinking about the future that software is the dominant force, Bill Gates would never established Microsoft. Without thinking about the future that the internet will connect everything, Larry Page and Sergei Brin would never create Google. Without thinking about the future that people would connect with each other to share experience, Mark Zuckerberg would never develop Facebook. The list is endless because every time I visit a university, whether in the U.S or in Asia, I find some people are working on some ideas that someday may change the world. There are so many wonderful ideas, great innovations that young people today are developing in their classes, in their laboratories or in their garages. They all share a common theme: “They are inventing the future.”

Since 2008, many large and well established companies struggled as they cannot keep pace with the fast changing market. A Wall Street analyst wrote: “If you look at the list of top 100 companies, more than half may not survive the next ten year. However, there are at least another hundred young and aggressive companies are emerging to replace them. The simple reason is old companies cannot change even they want to. Top managers cannot expect others and the company to change unless they are prepared to change themselves. The need for this personal transformation is difficult because most of them are living in the past, and turning their backs on the future. They have no vision, they cannot see beyond today so their tendency is to stick with the familiar rather than to venture into the unknown because they are afraid and that is why they will fail.”