0
Chưa có sách nào trong giỏ hàng

Phương pháp dạy hiệu quả

11.06.2021

Một người quản trị nhà trường viết cho tôi: “Mọi năm, chúng tôi đều nhận được các yêu cầu thực hiện phương pháp dạy mới để cải tiến việc học của sinh viên. Điều khó cho chúng tôi là thẩm tra lại liệu phương pháp này có hiệu quả hay không. Chúng tôi muốn cải tiến việc dạy của trường nhưng chúng tôi không thể đơn giản thực hiện phương pháp mới và hi vọng rằng nó có tác dụng. Chúng tôi cần bằng chứng và cách đo để công nhận phương pháp mới. Thầy có gợi ‎ý nào không? ”

Đáp: Có vài phương pháp dạy mới và phần lớn đều có những bằng chứng tốt rằng chúng hiệu quả. Tuy nhiên, một số phương pháp dạy được thiết kế đặc biệt cho mức độ giáo dục đặc biệt. Phương pháp dạy được dùng ở trường tiểu học có thể không hiệu quả ở trường trung học hay đại học. Tôi đã dùng phương pháp học tích cực trong việc dạy của tôi ở mức đại học cho nên tôi chỉ nhắc tới phương pháp này.

Trong phương pháp này, sinh viên chịu trách nhiệm cho việc học riêng của họ, nơi thầy giáo cung cấp hướng dẫn và giúp tạo ra hoàn cảnh học tập, nơi sinh viên có thể đạt tới mức độ học tập cao hơn và sâu hơn. Trong phương pháp này, thầy giáo tổ chức tài liệu môn học thành những đơn vị nhỏ hơn, từng đơn vị có mục đích học rõ ràng rồi kiểm tiến bộ của sinh viên tại cuối của từng đơn vị. Kết quả được dùng để cung cấp phản hồi ngay lập tức cho sinh viên để cho họ biết liệu họ đã đạt tới mục đích học tập hay liệu họ vẫn có khó khăn và cần hỗ trợ thêm. Tôi thường chia các khái niệm và kĩ năng mà tôi muốn sinh viên học ra thành các đơn vị; mỗi đơn vị lại yêu cầu thời gian quãng hai tuần học. Sinh viên đọc tài liệu được phân công TRƯỚC khi tới lớp rồi tham gia vào trong thảo luận trên lớp nơi họ diễn đạt hiểu biết của họ dựa trên các câu hỏi tôi hỏi. Tôi theo sát thảo luận của họ và nếu cần, làm sửa chữa hay đào sâu các khái niệm hơn để giúp họ hiểu nhiều hơn. Tiếp sau các hoạt động hai tuần này, tôi thực hiện một bài kiểm tra để nhận diện điều sinh viên đã học tốt hay chỗ họ vẫn cần làm việc thêm. Bài kiểm tra này bao quát các khái niệm chung (Cái gì), các hoạt động ứng dụng thực hành (Thế nào) các gợi ‎ý tường minh (Tại sao) và các câu hỏi thăm dò (Cái gì xảy ra nếu) để khuyến khích điều sinh viên phải làm để làm chủ kết quả học tập (các mục đích mức sâu hơn).

Sau khi hoàn thành từng bài kiểm tra, tôi tiến hành buổi ôn tập đơn vị nơi một số vấn đề có thể được thảo luận nhưng thay vì cho họ câu trả lời đúng, tôi yêu cầu sinh viên tự họ đi tới câu trả lời. Chẳng hạn, tôi nói: “Trong đơn vị học tập vừa qua, 25% số các em đã bỏ lỡ khái niệm về “Sắp xếp vun đống” và độ phức tạp của nó. Thầy muốn mời ai đó lên bảng và giải thích lại nó một lần nữa cho cả lớp?” Sau khi sinh viên tình nguyện ôn lại khái niệm này cùng lớp, tôi muốn chắc rằng mọi người đều đã học nó tốt, nên cho vài nhiệm vụ nhỏ để sinh viên làm tại lớp để thẩm tra rằng tất cả họ đều hiểu khái niệm này. Chẳng hạn: “Chuyển đống cực đại thành đống cực tiểu?” nơi sinh viên phải giải thích cách họ làm nó từng bước một như: “Sắp xếp vun đống các phần từ bằng việc xoá phần tử đầu tiên khỏi đỉnh và chèn nó vào đáy và làm điều này “n” lần. Vì có log (n+1) mức và một phần tử bị xoá ở mọi mức cho nên độ phức tạp của nó là O (nlogn).” Việc ôn tập cũng giúp làm phong phú hay mở rộng hiểu biết của họ bằng việc để cho sinh viên chứng tỏ tính hiệu quả của họ với đơn vị học tập trước khi tiếp tục sang đơn vị tiếp. Bằng việc phân chia tài liệu thành các đơn vị hai tuần với mục đích học tập và thẩm tra kết quả học tập cứ hai tuần một, tôi có thể chắc rằng sinh viên đã học tài liệu tốt và đã phát triển kĩ năng được cần để áp dụng khái niệm vào bất kì khi nào họ cần.

Tôi nghĩ phương pháp dạy truyền thống là “không hiệu quả” khi thầy giáo tiếp tục dạy tài liệu mà không biết liệu sinh viên có học các khái niệm hay không. Bằng việc có một kì thi chính vào lúc cuối năm học hay lúc cuối học kì KHÔNG thực sự đo được khả năng học tập hay tri thức của sinh viên. Bài kiểm tra hàng năm đặt nhiều “sức ép không cần thiết” lên sinh viên và khuyến khích họ học “nhồi nhét” cho qua kì thi thay vì phát triển kĩ năng mà họ có thể dùng trong nghề nghiệp của họ. Cách tốt hơn để đo tính hiệu quả của phương pháp dạy là đánh giá họ thường xuyên cứ sau vài tuần để chắc rằng họ đã học tốt trước khi tiếp tục. Một cách tốt để đo tính hiệu quả của phương pháp dạy là KHÔNG đo bao nhiêu sinh viên đỗ kì thi hàng năm mà đo bao nhiêu người trong số họ vẫn còn giữ lại được điều họ đã học và có khả năng áp dụng kĩ năng của họ vào nghề nghiệp của họ lâu sau khi họ tốt nghiệp.

—English version—

 

Effective teaching method

A school administrator wrote to me: “Every year, we receive requests to implement new teaching method to improve student learning. It is difficult for us to verify whether the method is effective or not. We want to improve our teaching but we cannot simply implement new method and hope that it works. We need evidences and measurements to validate the new method. Do you have any suggestions? ”

 

Answer: There are several new teaching methods and most do have good evidences that they are effective. However, some teaching methods are designed specifically for particular level of education. Teaching methods used in elementary school may not be effective in high schools or colleges. I have been used Active learning method in my teaching at university level so I can only mention about this method.

In this method, students are responsible for their own learning where teachers provide guidance and help create learning condition where students could reach a higher and deeper level of learning. In this method, teachers organize course materials into smaller units, each with clear learning goals then check on students’ progress at the end of each unit. The results are used to provide feedback immediately to students so they know whether they have achieved the learning goals or whether they still have difficulty and need additional support. I often divide concepts and skills that I want students to learn into units; each requiring about two weeks of learning time. Students read the assign materials BEFORE coming to class then participate in class discussions where they express their understanding based on questions that I asked. I follow their discussions and if needed, make correction or elaborate the concepts further to help them understand more. Following these two week activities, I administer a quiz to identify what students have learned well or where they still need additional work. The quiz covers the general concepts (What), practical application activities (How) explicit suggestions (Why) and exploration questions (What if) to encourage what students must do to master the learning outcomes (Deeper level goals).

After the completion of each quiz, I conduct a unit review where certain issues can be discussed but instead of give them the correct answers, I ask students to come up with the answers themselves. For example, I said: “In the last learning unit, 25% of you have missed the concept of “Heap Sort” and its complexity. I like to ask somebody to come to the blackboard and explain it again to the class? After the volunteer student reviews the concept with the class, I want to make sure that everybody has learned it well by giving a few short tasks for students to do in class to verify that they all understood the concept. For example: “Convert a maximum heap to a minimum heap?” where student must explain how they do it step by step such as: “Heap sort the elements by delete the first element from the top and inserts it at the bottom and does this “n” times . Since there are log (n+1) levels and one element is deleted every level so it is O (nlogn).” The review also help enrich or extend their understanding by let students demonstrate their proficiency on the learning unit before continue to the next unit. By divide the materials into two-weeks unit with learning goals and verify the learning outcomes every two weeks, I can ensure that students have learned the materials well and developed the needed skills to apply the concept whenever they need.

I think the traditional teaching method is “ineffective” when teachers continue to teach course materials without knowing whether students have learned the concepts or not. By having only one major exam at the end of the school year or at the end of each semester do NOT truly measure students’ learning ability or knowledge. Yearly exam puts a lot of “unnecessary pressure” on students and encourage them to “Cram” for exam rather than to develop the skills that they can use in their career. A better way of measuring the effective of teaching method is to assess them frequently every few weeks to make sure that they have learned well before continue. A good way of measure teaching method effectiveness is NOT how many students pass the yearly exam but how many of them are still retaining what they have learned and be able to apply their skills in their career long after they graduated.