0
Chưa có sách nào trong giỏ hàng

Dạy STEM

12.07.2021

Phần lớn các thầy giáo đều biết rằng Khoa học, Công nghệ, Kĩ nghệ và Toán học (STEM) là các môn khó dạy. Trong khi chúng ta không thể thay đổi được tài liệu, chúng ta có thể thay đổi cách chúng ta dạy để làm cho chúng thành thú vị hơn để học sinh học.

Tôi thường bắt đầu lớp của mình với lí do liên quan (TẠI SAO) để giữ cho sinh viên chú ý. Liên quan là cái gì đó có nghĩa và thú vị cho học sinh. Chẳng hạn họ có thể đối diện với vấn đề gì khi họ đi làm? Mọi người thường phạm phải sai lầm gì và tại sao họ làm điều đó? Ý định là để cho họ biết lí do tại sao họ cần học tài liệu. Để thúc đẩy tính tò mò và sự quan tâm của họ, tôi thường dùng những bài báo hiện thời vẫn còn nóng sốt cho tâm trí họ để giải thích tại sao họ cần biết về tài liệu. Chẳng hạn, vài ngày trước đã có một câu chuyện về một công ti lớn đã phí hoài vài triệu đô la vì người chủ không biết cái gì đã xảy ra trong dự án của công ti. Tôi bắt đầu lớp bằng việc hỏi: “Bao nhiêu người trong các em đã đọc bài báo “dự án ABCD” trong báo ra hôm nay?” Sau khi vài sinh viên giơ tay, tôi tiếp tục: “Em nào có thể kể cho thầy về vấn đề của dự án ABCD?” Tôi chọn một sinh viên để tóm tắt bài báo rồi hỏi: “Vấn đề tại ABCD là gì?” Tôi để cho vài sinh viên nói chuyện về vấn đề rồi bắt đầu lớp: “Bây giờ, chúng ta nhìn thêm vào vấn đề quản lí dự án này.” Đến lúc này, phần lớn sinh viên đã quan tâm để học thêm.

Bước tiếp là giải thích các khái niệm tổng quan (CÁI GÌ) mà sinh viên cần biết. Chẳng hạn, tôi giải thích khác biệt giữa “Vòng đời quản lí dự án” (Khởi đầu, Lập kế hoạch, Thực thi, Kiểm soát và Đóng) và “Vòng đời phát triển phần mềm” (Yêu cầu, Thiết kế, Viết mã, Kiểm thử và Đưa ra) để chắc rằng sinh viên hiểu cả hai khái niệm cũng như khác biệt giữa hai khái niệm này. Sau đó, tôi hội tụ vào chi tiết (THẾ NÀO). Chẳng hạn, pha Khởi đầu bắt đầu khi ai đó trong tổ chức có ý tưởng dự án; hay ý tưởng có thể tới từ khách hàng. Khởi đầu được hoàn thành khi các yêu cầu sơ bộ hay phát biểu phạm vi đã được chuẩn bị và người quản lí dự án đã được phân công cho dự án. Pha lập kế hoạch bắt đầu với việc phát triển bản kế hoạch dự án (như, hiến chương, yêu cầu, lịch biểu, chi phí, tài nguyên v.v.) Pha thực hiện không thể bắt đầu chừng nào bản kế hoạch dự án còn chưa được kiểm điểm, chấp thuận và tài nguyên là có sẵn. Pha kiểm soát là hành động để chắc rằng công việc được thực thi tương ứng với kế hoạch. Việc kiểm soát được hoàn thành khi sản phẩm cuối cùng đáp ứng yêu cầu và chuẩn chất lượng. Pha đóng bắt đầu khi sản phẩm được khách hàng chấp nhận và tất cả công việc giấy tờ cần thiết được hoàn thành. Trong pha này, tổ dự án phải thảo luận điều họ đã học được trong dự án, cái gì đi đúng và cái gì đi sai, và làm tài liệu chúng cho các bài học rút ra cho tương lai.

Thầy giáo phải có ý thức rằng không phải mọi sinh viên đều hiểu rõ tài liệu vào lúc này. Họ có thể không nhớ các yếu tố quan trọng và điều họ nghe có thể nhanh chóng bị quên đi. Thầy giáo cần chọn một số sự kiện quan trọng mà họ muốn sinh viên biết và nhắc lại chúng nhiều lần trong thảo luận trên lớp. Tôi thường kiểm điểm các kí do (TẠI SAO) và tổng quan các khái niện (CÁI GÌ) rồi yêu cầu sinh viên thảo luận chi tiết để đảm bảo rằng họ thực sự hiểu tài liệu. Chẳng hạn, tại sao người chủ công ti ABCD không biết về điều đã xảy ra trong công ti của ông ấy? Tại sao họ không thể dựa trên những người quản lí để báo cáo chính xác về tình trạng dự án? Sinh viên phải đi tới các câu trả lời như các lí do làm cho người quản lí dự án nói dối về tình trạng dự án (như, lập kế hoạch kém, thiếu kiểm soát, quá ngân sách, chất lượng thấp, và họ sợ mất việc làm v.v.) Rồi câu hỏi được hỏi vè làm sao người chủ công ti giám sát được hiệu năng dự án, nếu họ không tin cậy vào người quản lí dự án? Sinh viên phải đi tới câu trả lời như phát triển nhóm giám sát như đảm bảo chất lượng hay tổ kiểm định. Thảo luận nên đi vào vấn đề về điều gì xảy ra nếu đảm bảo chất lượng hay tổ kiểm định không thể vượt qua được tác động của báo cáo sai dự án do người quản lí dự án làm. Sinh viên phải hiểu tầm quan trọng của tin cậy giữa những người báo cáo về tình trạng dự án và người lãnh đạo công ti, người nhận báo cáo. Câu hỏi cuối cùng để thảo luận có thể là về điều gì xảy ra khi người chủ công ti bỏ qua những tin xấu. Sinh viên phải có khả năng nói thành thạo về cách những người lãnh đạo nên lắng nghe người của họ và coi trọng những tin xấu. Nếu họ không làm, các nhân viên sẽ ngần ngại báo cáo cáo tin xấu mãi cho tới khi cái gì đó thực sự xấu xảy ra, như trong trường hợp của công ti ABCD.

Tôi bao giờ cũng tin rằng sinh viên nên được yêu cầu làm nhiều hơn chỉ là nhớ sự kiện. Họ phải phát triển tư duy phê phán để phân tích bất kì tình huống nào và áp dụng tri thức của họ vào làm những thứ có nghĩa. Họ phải học qua hành, họ phải học bằng lắng nghe, họ phải học bằng thảo luận để cho họ có thể giải thích và soạn thảo công phu về khái niệm nhiều hơn điều thầy giáo dạy trên lớp. Bằng việc có môi trường học tập tích cực, nó sẽ khuyến khích sinh viên vẫn còn hội tụ và tham gia trong toàn bộ quá trình học, và giữ lại thông tin lâu hơn.

—English version—

 

Teaching STEM

Most teachers know that Science, Technology, Engineering and Math (STEM) are difficult subjects to teach. While we cannot change the materials, we can change how we teach to make them more interesting for students to learn.

I often start my class with the relevant reason (WHY) to keep students to pay attention. Relevance is something that is meaningful and interesting to the students. For example what problems they may face when they go to work? What mistakes people often make and why they are doing it? The intent is to let them know the reason why they need to learn the materials. To foster their curiosity and interest, I use current newspapers articles that are still fresh on their minds to explain why they need to know the materials. For example, few days ago there was a story about a big company that wasted several million dollars because owner did not know what happened in the company’s project. I started the class by asking: “How many of you have read about “ABCD project” article in the newspapers today?” After few students raised their hands, I continued: “Can anyone tell me about the ABCD project problems?” I selected a student to summarize the article then asked: “What is the problem at ABCD?” I let several students to talk about the problem then started the class: “Now, let us looking more into this project management problem.” By this time, most students were already interested to learn more.

The next step is to explain the overview concepts (WHAT) that students need to know. For example, I explained the differences between the “Project management life cycle” (Initiation, Planning, Execution, Controlling and Closing) and the “Software development life cycle” (Requirements, Design, Code, Test and Release) to make sure that students understood both concepts as well as the differences between the two. After that, I focused on the detail (HOW). For example, Initiation phase begins when someone in an organization has a project idea; or the idea may come from customers. Initiation is complete when a preliminary requirements or scope statement have been prepared and a project manager has been assigned to the project. Planning phase begins with the development of the project plan (i.e., charter, requirements, schedule, estimates, costs, resources etc.) Execution phase cannot begin until the project plan is reviewed, approved and resources are available. Controlling phase is the act of making sure that the work being executed according to the plan. Controlling is complete when the final product meets the requirements and quality standards. Closing phase begins when the product is accepted by customers and all necessary paperworks are completed. During this phase, project team must discuss what they have learned in the project, what went right and what went wrong, and document them for future lessons learned.

Teachers must be conscious that not all students understand the materials well at this time. They may not remember the important factors and what they hear may get quickly forgotten. Teachers need to select some important facts that they want students to know and repeat them several times during class discussions. I often review the reasons (WHY) and the overview concepts (WHAT) then ask students to discuss in detail to ensure that they really understand the materials. For example, why ABCD company owners did not know about what happened in his company? Why they cannot rely on managers to accurately report project status? Students must come up with answers such as the reasons that cause project managers to lie about project status. (i.e., Bad planning, lack of controlling, overrun budget, low quality, and they are afraid of losing job etc.) The question then be asked on how do company owner monitors project performance, if they do not trust project managers? Students must come up with answers such as develop monitoring groups such as quality assurance or audit team. The discussion should get into the issue of what happen if quality assurance or audit team cannot overcome the effects of project misreporting by project managers. Students must understand the importance of trust between people who report project status and company leaders who receive the reports. The last question for discussion could be on what happen when company owners ignore bad news. Students must be able to articulate about how leaders should listen to their people and take the bad news seriously. If they do not, employees will be reluctant to report bad news until something really bad happened, such as in the case of ABCD Company.

I always believe that students should be required to do more than just remember facts. They should develop critical thinking to analyze any situation and apply their knowledge to do meaningful things. They must learn by doing, they must learn by listening, they must learn by discussing so they can explain and elaborate the concept further than what teachers teach in class. By having an active learning environment, it will encourage students to stay focused and engaged throughout the learning process and retain the information longer.