0
Chưa có sách nào trong giỏ hàng
  • Số trang: 464

  • Kích thước: 14.5 x 20.5 cm

  • NXB: Dân Trí

Tin học - Điện tử

Đừng Trở Nên Xấu Xa

  • Tác giả: Rona Foroohar
  • Biên dịch: Nguyễn Minh Thiên Kim
Giá bán 205.200 đ
Giá bìa
228.000 đ
Số lượng
- +

- Các gã trùm công nghệ đã phản bội nguyên tắc sáng lập của họ như thế nào -

Đây là một bản cáo trạng về cách mà các công ty công nghệ lớn nhất hiện nay đang chiếm đoạt dữ liệu, sinh kế, phá vỡ kết cấu xã hội và hủy hoại tâm trí của chúng ta.

Sự phát triển vượt bậc của công nghệ trong thế kỷ 21 đã giúp cho cuộc sống của chúng ta tiện nghi hơn, hiệu quả hơn bao giờ hết. Nhờ có công nghệ, chúng ta có thể tự do phát triển tài năng, quảng bá thương hiệu, tiếp cận nhiều loại hàng hóa và kết nối với thế giới.

Là biên tập viên kinh tế của Financial Times và nhà phân tích kinh tế toàn cầu cho CNN, Rana Foroohar đã dành nhiều năm quan sát và phân tích các tập đoàn công nghệ lớn (Big Tech), đặc biệt là 5 công ty lớn thuộc nhóm FAANG – Facebook, Apple, Amazon, Netflix và Google – từ đó đưa ra nhiều phát hiện “gây sốc” trong cuốn sách Đừng trở nên xấu xa (tựa gốc: “Don’t Be Evil”).

Theo Rana Foroohar, khoảng 80% tổng tài sản doanh nghiệp đang được nắm giữ bởi chỉ 10% công ty, và giá trị vốn hóa thị trường của FAANG hiện đã lớn hơn cả nền kinh tế của Pháp. Ngạc nhiên hơn, số người dùng của Facebook cũng đã lớn hơn số dân của quốc gia đông dân nhất thế giới là Trung Quốc. Thế nhưng, sự lớn mạnh không ngừng của các công ty này đang gây ảnh hưởng nặng nề cho nhiều lĩnh vực khác như chính trị, kinh tế và con người.

Về chính trị, Big Tech góp phần tiếp tay cho các thế lực nước ngoài thay đổi cục diện cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016. Các nhà vận động hành lang của Big Tech thao túng cả hệ thống để đảm bảo họ có thể tiếp tục hoạt động tự do mà không bị chính phủ can thiệp.

Về kinh tế, với tham vọng làm “nền tảng” cho mọi thứ, Big Tech đã dùng chính quy mô của mình để nghiền nát hoặc nuốt chửng đối thủ, cũng như lấn lướt những tay chơi nhỏ hơn và đánh cắp tài sản trí tuệ của họ. Sự trỗi dậy của Big Tech khiến cả số vốn đầu tư mạo hiểm cho giai đoạn đầu lẫn số lượng công ty khởi nghiệp được tài trợ giảm mạnh, làm cho số lượng việc làm mới cũng giảm theo. Và thay vì đóng thuế để tái đầu tư cho xã hội, những gã khổng lồ công nghệ lại tìm cách đưa phần lớn lợi nhuận ra nước ngoài để lách luật và né tránh những quy định về thuế mà mọi công dân bình thường đều phải tuân thủ.

Không chỉ tác động tới hệ thống chính trị và kinh tế, Big Tech còn sử dụng các thuật toán để thu hút và kinh doanh sự chú ý, kéo dài thời gian người dùng truy cập mạng và biến người dùng thành hàng hóa. Nhiều nhà khoa học thần kinh lo ngại rằng việc sử dụng các ứng dụng và trò chơi dành cho thiết bị di động có thể dẫn đến tình trạng suy giảm nhận thức trên diện rộng, thậm chí là gây mất trí sớm hàng loạt. Thêm vào đó, chứng nghiện công nghệ cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe tâm thần của người dùng, khiến họ dễ bị căng thẳng và lo âu kéo dài.

Câu hỏi được đặt ra là: Tại sao một ngành công nghiệp từng rất nhiệt huyết, cách tân và lạc quan lại trở nên tham lam, phiến diện và cao ngạo chỉ sau vài thập niên? Tại sao Google, một công ty từng xem “Don’t be evil” (Đừng làm điều ác) là câu mở đầu quan trọng trong Quy tắc ứng xử của mình, lại phản bội chính nguyên tắc đó và phản bội người dùng?

Dưới ngòi bút sắc sảo và văn phong mạch lạc của một phóng viên kinh tế kỳ cựu, cách những công ty lớn như Google, Facebook, Apple, Amazon và Uber kiếm tiền từ dữ liệu cá nhân của người dùng và ngày càng tham lam khi nắm giữ nhiều quyền lực… đã trở nên rất rõ ràng và dễ hiểu. Không những vậy, các luận điểm tác giả đưa ra còn được củng cố bởi ý kiến của các chuyên gia, số liệu từ kết quả nghiên cứu thực tế và chia sẻ của người trong cuộc.

Nhưng Rana Foroohar không chỉ nêu vấn đề mà còn đưa ra các phương pháp cụ thể để giải quyết, đó là chia nhỏ các tập đoàn công nghệ hoặc ít ra là giới hạn quy mô để họ không trở nên “lớn đến mức không thể sụp đổ”. Bên cạnh đó, những giải pháp cần thiết để kiềm chế những gã khổng lồ công nghệ còn bao gồm cải cách và áp dụng biểu thuế công bằng để tái đầu tư vào việc đào tạo lực lượng lao động dư thừa do sự phát triển công nghệ gây ra, hoặc hợp pháp hóa các quyền kỹ thuật số của cá nhân và thành lập cơ quan bảo vệ người dùng.

Điểm đặc biệt của “Đừng trở nên xấu xa” chính là nó đã phá vỡ câu thần chú đầy mê hoặc mà những gã khổng lồ công nghệ sử dụng với chính phủ các nước, đồng thời thức tỉnh những người dùng đang say sưa với các ứng dụng và thiết bị công nghệ bóng bẩy. Nó cho người đọc thấy họ có quyền lựa chọn một tương lai với ít thời gian sử dụng thiết bị hơn và nhiều thời gian cho gia đình hơn, vì sức khỏe tinh thần của mỗi thành viên.

Đối với các nhà điều hành và lập pháp, “nó là một lời cảnh tỉnh, không chỉ cho các nhà điều hành và nhà lập pháp mà còn cho bất kỳ ai tin tưởng vào một tương lai tươi sáng hơn, trong đó lợi ích cộng gộp của sự sáng tạo và tiến bộ sẽ lớn hơn nhiều so với các phí tổn của cá nhân và của cả xã hội. Sẽ có ích cho tất cả nếu mỗi người chúng ta đều tin rằng mình có thể tạo ra một tương lai như vậy. Bởi vì trong những năm vừa qua, chúng ta đã thấy quá rõ khi người ta không còn tin một hệ thống nào đó là tốt cho họ, hệ thống đó sẽ sụp đổ”.

“Đừng trở nên xấu xa” từng được trao giải Porchlight cho hạng mục Sách kinh doanh và được vinh danh là một trong những cuốn sách hay nhất của năm, theo Evening Standard.

 

Về tác giả:

Rana Foroohar hiện phụ trách chuyên mục kinh doanh toàn cầu của tờ Financial Times và là nhà phân tích kinh tế toàn cầu cho CNN. Bà từng là thư ký tòa soạn kiêm người phụ trách chuyên mục kinh tế của Time và là biên tập viên kinh tế đối ngoại kiêm phóng viên thường trực nước ngoài của Newsweek. Bà là thành viên trọn đời của Hội đồng Đối ngoại và là thành viên hội đồng quản trị của Viện Thị trường Mở.

 

 

Nhận xét

(0 comments)

Chưa có nhận xét.

Nhận xét của bạn

  • Bình chọn

Sách liên quan

  • Thời Đại Thứ Tư

    Thời Đại Thứ Tư

    Tác giả: Byron Reese