0
Chưa có sách nào trong giỏ hàng

Review sách

Kỷ luật không nước mắt - Cho phép được tức giận để tránh trầm cảm

11.09.2019

Thường thì chẳng ai muốn mình đau khổ buồn bã, hay giận dữ cả. Có những cảm xúc tiêu cực có thể khiến cho chúng ta cảm thấy bất lực, thất bại, hoặc chán ghét bản thân.

Vì vậy mà sâu bên trong chúng ta luôn luôn có một nhu cầu cần phải liên tục hối thúc bản thân làm một điều gì đó, để thay đổi tâm trạng này, khiến nó trở nên tích cực vui vẻ hơn.

Bằng nhiều cách khác nhau như đi chơi, làm một chuyện khác quên đi nỗi buồn đấy, cố gắng thuyết phục bản thân đừng khóc phải vui vẻ… nhưng đó chính là nguyên nhân khiến chúng ta không thực sự thấu hiểu cảm xúc của bản thân, nó dẫn đến hệ quả như trầm cảm, lạc lối, không biết rõ mình thích gì, cần gì, muốn gì.

Tương tự như người lớn, trẻ nhỏ cũng có những cảm xúc của riêng mình, nhưng khác với sự im lặng của người lớn, từ lúc biết đi cho đến hết tiểu học, trẻ nhỏ thường dùng hành vi như một phương tiện giao tiếp truyền đạt thông tin.

Hãy cố gắng đừng suy diễn và gán ghép động cơ cho hành vi của con. Điều cần làm là dạy trẻ kỷ luật để trẻ biết cách chuyển tải cảm xúc bằng phương pháp thích hợp.

Khi chúng ta thường xuyên không được bộc lộ cảm xúc khi còn nhỏ, bản thân chúng ta vô hình trung không dám thừa nhận một phần có thật trong chính mình, thì lâu dần chúng ta sẽ bị ức chế tâm lý, dẫn tới trầm cảm, tự ti, không hiểu nổi mình, luôn cảm thấy lạc lõng với mọi chuyện.

Trong cuốn sách Kỷ luật không nước mắt của tác giả Sara Au-Peter L. Stavinoha, đã đề cập đến một phương pháp giúp trẻ hình thành thói quen giải tỏa cảm xúc một cách lành mạnh hơn ngay từ nhỏ.

Cuốn sách cũng nhắc tới rất nhiều phương pháp khác như:

- Bạn phải cho con có Time-In tốt thì Time-Out mới đem lại hiệu quả.

- Một khoảng thời gian một mình để trẻ có cơ hội được lắng nghe, thấu hiểu chính mình nhiều hơn, học cách miêu tả cảm xúc của mình, thay vì phớt lờ đi tất cả.

- Sau đó mới là quá trình chia sẻ, và đón nhận từ phía bố mẹ.

Để tránh việc tích góp lỗi lầm của con, dẫn đến việc làm "biến sắc" mối quan hệ của bạn và con. Cho dù ngày hôm qua con có bao nhiêu hành vi có vấn đề chăng nữa, thì khởi đầu ngày mới, con cũng sẽ được xóa tội. Con phải hiểu rằng chúng vẫn được yêu bất kể đã xảy ra chuyện gì và rằng chúng vẫn có lý do để cố gắng thành công ngày hôm nay.

Ngoài ra đôi khi, trẻ sẽ nói "Con ghét ba" hoặc "Con sẽ không mời mẹ đến tiệc sinh nhật của con", thì cố gắng đừng cảm thấy bị xúc phạm vì bất kỳ câu nói nào kiểu như thế này và hãy áp dụng chiến lược Rút lui, chiến lược được bàn đến kĩ trong cuốn sách Kỷ luật không nước mắt.

Đặt mua Kỷ luật không nước mắt.

Theo Tuổi Trẻ

Kỷ luật không nước mắt

Thu gọnXem thêm

Trong cuốn sách “Kỷ luật không nước mắt”, TS. Tâm lý học trẻ em Peter L. Stavinoha và nhà báo chuyên viết về trẻ em và sức khoẻ Sara Au đã chia sẻ quan điểm - kỷ luật không hẳn là hình phạt; thay vào đó, hình phạt chỉ là một phương tiện của kỷ luật. Vì vậy thay vì dùng hình phạt, các bậc phụ huynh có thể sử dụng những “chiến thuật” khác nhau nhằm giáo dục con cái hiểu ra “điều hay, lẽ phải” mà không phải sử dụng những hình phạt có khả năng tổn thương con trẻ.

Xem thêm

Review sách