0
Chưa có sách nào trong giỏ hàng

Review sách

Review Sách Không Bao Giờ Là Thất Bại, Tất Cả Chỉ Là Thử Thách: Bài Học Thành Công Cho Lớp Trẻ

16.12.2019

Người khác làm được thì ta làm được và làm tốt hơn. Nước khác làm được thì Việt Nam làm được và làm tốt hơn. Ta nhất định làm được.

Đây là những lời tựa ngắn gọn, xúc tích cho cuốn Không bao giờ là thất bại! Tất cả chỉ là thử thách! mà đích thân chủ tịch tập đoàn Trung Nguyên Đặng Lê Nguyên Vũ đề tặng cho cuốn sách thuộc tủ sách đổi đời do chính ông là người chịu trách nhiệm. 100 triệu cuốn sách nằm trong chương trình “Khởi quốc- Kiến nghiệp” để giúp Thanh niên Việt Nam có khát vọng khám phá những bí quyết thành công, dám dấn thân khởi nghiệp làm giàu cho chính mình và đất nước.

Cuốn sách là tự truyện của nhà sáng lập tập đoàn Huyndai- một tập đoàn lớn của Hàn Quốc. Cuốn tự truyện kể về chính cuộc đời của tác giả kể từ khi là một cậu bé vùng nông thôn nghèo đến khi phát triển vững mạnh tập đoàn Huyndai nói riêng và thúc đẩy vào kinh tế Hàn Quốc nói chung. Qua những câu chuyện về cuộc đời mình, Chung Ju Yung đã rút ra những bài học quý báu cho thế hệ thanh niên trẻ về các yếu tố để thành công.

Với bất cứ ai hay bất kỳ việc gì cũng vậy. Nếu dùng tinh thần tiến thủ để biến tất cả những cái mình cần thành của mình bằng tinh thần sáng tạo, biến kinh nghiệm nhỏ nhoi thành hiện thực lớn thì người ta không chần chừ bất cứ điều gì trong cuộc đời họ. Có niềm tin vào mục tiêu của mình, nỗ lực một cách xứng đáng với công việc đó thì ai cũng có thể làm được điều mình muốn.

Chính những nỗ lực không mệt mỏi mà ông đã gây dựng một tập đoàn vững mạnh, đóng góp vào kiến thiết kinh tế cho Đại Hàn dân quốc ngày nay. Đây quả là tấm gương sáng về tuổi trẻ dám nghĩ, dám làm. Để hiểu chi tiết về con người kiệt xuất này, chúng ta hãy cùng thưởng thức câu chuyện về cuộc đời ông nhé.

1. Một cậu bé xuất thân từ nông dân nghèo

Chung Ju Yung sinh ra trong một gia đình bần nông. Thời ông cha của ông gắn liền với mảnh đất, cái cày. Ông bắt đầu phải lao động từ năm mười tuổi. Cái tuổi đáng ra vẫn đang là tuổi trẻ em, được ăn, được chơi, được học tập thì ông như bao nhiêu đứa trẻ cùng trang lứa khác phải đi làm.

Ngày nào cũng vậy, cha con tôi nhìn sao mai mà lùa bò ra ruộng và nhìn sao hôm để trở về nhà.

Cuộc sống thật cơ cực, nghèo đói đã đem lại cho ông tính cần cù. Đây cũng chính là di sản đầu tiên mà bố mẹ để lại cho ông và cũng chính nhờ đức tính này đã giúp ông vượt qua bao thăng trầm thử thách trong cuộc đời của mình. Tính cần cù, một đức tính không thể tự sinh ra được nhưng có thể rèn luyện được. Không ai sinh ra là có sẵn trong mình tính cần cù. Tất cả phải đổ mồ hôi và công sức ra mới tôi luyện được. Tuy nhiên đây chính là nền tảng cho mọi công việc sau này. Chỉ có kiên trì từng chút một mới có thể vượt lên mọi thử thách. Nếu ngay từ những thử thách nhỏ không thể vượt qua làm sao có thể đương đầu với những mục tiêu lớn hơn. Như con thuyền ra khơi nếu ngay từ những con sóng gần bờ đã không thể nào chịu nổi thì làm sao có thể ra xa bờ- nơi luôn rình rập bởi những cơn bão biển khốc liệt.

Ở vùng quê nghèo, nơi ông sinh ra, họ không chú trọng đến việc học hành. Bởi ngay cả miếng ăn họ còn không đủ lấy đâu ra suy nghĩ phải cho con học hành tử tế nọ kia. Những người cha, người mẹ rất thương con, yêu con nhưng họ cũng chỉ suy nghĩ được sẽ đào tạo con thành những người nông dân thực thụ như bao đời nay vẫn thế.

Còn cha tôi thì luôn nghĩ sẽ nuôi tôi trở thành một anh nông dân giỏi. Và mặc dù ánh nắng như thiêu như đốt của mặt trời, với cái mũ tre nhỏ trên đầu, cha tôi đưa tôi ra đồng để bày cho cách cày ruộng, vun đất cho từng khóm kê bằng tay không.

Việc học hành dường như chỉ là thứ yếu không đáng quan tâm.

Suốt thời gian đi học, cha mẹ tôi chưa bao giờ hỏi tôi về chuyện học hành dù chỉ một lần.

Đúng là trong khi còn đói khổ người ta không thể nào nghĩ được cái gì cao sang hơn là đáp ứng đủ cơm no, áo mặc.Vậy nên chúng ta cần biết rằng không phải ai sinh ra cũng may mắn ngậm thìa vàng trong miệng. Tất cả thành tựu họ đạt được ngày hôm nay mà chúng ta nhìn thấy đều bắt đầu bằng con số không tròn trĩnh. Bất kỳ ai cũng có quyền được mơ ước và cố gắng.

2. Tinh thần tiến thủ và niềm tin chính là chìa khóa tạo nên kì tích

Những chương sau trong cuốn sách kể lại quá trình dựng xây một đế chế vững mạnh Huyndai. Trên hành trình ấy không tránh những khó khăn, thử thách.Từ những lần đầu tiên trốn nhà đi làm xa kiếm tiền: Những tháng ngày cực nhọc ở công trình đường sắt, trộm tiền của gia đình đi học trường kế toán đến khi thừa hưởng cửa hàng bán gạo. Dấu mốc thay đổi cuộc đời ông là khi được thừa hưởng cửa hàng bán gạo từ một người không có quan hệ huyết thống. Lúc này thứ duy nhất mà tác giả có là UY TÍN. Đây chính là một dấu mốc chói lọi trong cuộc đời ông. Đó là một bản lề tạm khép lại những ngày tháng của một anh nông dân- hàng ngày bán mặt cho đất, bán lưng cho trời và mở ra tương lai của một doanh nhân thành đạt.

Công việc buôn bán ngày càng phát đạt. Tôi hiểu rằng với dân buôn bán, uy tín còn hơn cả tiền bạc, chính vì thế nguyên tắc của tôi là bất cứ lời hứa nào cũng phải giữ đúng. Và từ đó uy tín của tôi ngày càng trở nên lớn mạnh.

Nếu là thời hòa bình, có lẽ ông đã yên vị là một thương nhân bán gạo. Với sự cần cù, chịu khó của mình chắc chắn tiệm bán gạo của ông sẽ thành công đem lại nguồn lợi nhuận tốt. Nhưng đó là câu chuyện của thời bình, khi mà đất nước đang chiến tranh, mơ ước nhỏ nhoi đó dường như là không thể, đến tháng 12 năm 1939, chế độ phân phối gạo được ban bố, tất các cửa hàng gạo trên cả nước phải đóng cửa. Đây quả là cú sốc lớn với bất cứ thương nhân gạo nào. Trong hoàn cảnh ấy, đã cho Chung Ju Yung ngộ ra một điều đó là: niềm tin-nếu toàn tâm toàn ý dốc sức thì bất cứ việc gì cũng có thể thành công.

Con người khi rơi vào cảnh khốn cùng thường hay nói những lời tuyệt vọng như “ không còn con đường nào khác” hay “không còn cách nào khác”. Nhưng thật ra không phải vậy. Vì không tìm kiếm nên mới không thấy con đường nào khác mà thôi.

Nhiều người luôn có một tật cố hữu, khi không gặp được những điều may mắn họ đổ hết lỗi cho hoàn cảnh, họ cho rằng chính hoàn cảnh đã đẩy họ đến bi kịch. Một số khác lại tin vào vận số. Vận số tốt thì ăn nên làm ra, còn khi vận xấu thì coi như xong. Tất nhiên cũng có những điều xảy ra giống vận số. Nếu nói là có những lúc thuận buồm xuôi gió thì chắc chắn cũng có những khi vất vả, cực nhọc. Cũng như đối nghịch với ánh sáng là bóng tối, trời có lúc nắng lúc mưa, có ngày may mắn và có ngày gặp tai ương. Chung quy mọi sự đều quân bình, vận may hay vận rủi mỗi người đều như nhau. Quan trọng là bản lĩnh giải quyết vấn đề của mỗi người.

Khi cơ hội tốt lên, ta không bỏ lỡ và nắm lấy nó để phát triển  thì gọi là “ gặp thời”, nhưng còn lúc “ không gặp thời”,mọi chuyện không may xảy đến, nếu ta chiến đấu với nó bằng cả nỗ lực thì có khi nó lại thành dịp may. Và việc cho rằng số phận con người được quyết định bởi thời điểm sinh ra thật buồn cười. Chính nỗ lực của chúng tatrong cuộc sống mới quyết định đến việc thành công hay thất bại mà thôi. Nỗ lực đó thể hiện ở chỗ gặp dịp tốt không bỏ lỡ và gặp lúc khó khăn thì không xem nó là rủi mà cố gắng vượt qua để tiến bước.

Đây mới là phương châm hành động trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Khi gặp vận may thì nỗ lực phát triển mà khi gặp vận rủi càng phải cố gắng hơn nữa biến hại thành lợi. Những người lười biếng hay đổ lỗi cho số phận đến khi gặp cơ hội cũng do lười nhác mà để cơ hội trôi qua, sống suốt đời mà chẳng thấy cuộc sống may mắn chút nào.Như vậy cả cuộc đời chỉ dám đứng sau ánh hào quang của người khác mà không nhận ra cơ hội của mình đã trôi qua kẽ ngón tay từ bao giờ.

Chính vì sự cố tiệm gạo mà ông đã tìm ra một cơ hội mới trong ngành sửa chữa ô tôi. Đây được coi là bước khởi đầu với việc lập ra công ty xây dựng Huyndai- có nghĩa là Hiện đại, với mong muốn công ty luôn tiến lên và sống một cuộc sống phát triển trong tương lai. Mặc cho những người thân khuyên can đây là một ngành nghề đầy mạo hiểm. Con của một người nông dân chưa biết bất cứ điều gì về ô tô cả, chỉ với chút kinh nghiệm làm lao động trong công trình xây dựng cơ bản vậy mà ông vẫn quyết làm đến cùng. Phải nói rằng máu liều trong ông là rất lớn. Không chỉ trong sự việc này mả rất nhiều câu chuyện về sau nữa cũng được thực hiện dựa trên tiền đề liều lĩnh đầy táo bạo của ông.

Mỗi khi bắt đầu việc gì cũng vậy, tôi vẫn tuân theo nguyên tắc của mình là “ tin tưởng chín mươi phần trăm việc sẽ thành” và “ mười phần trăm tự tin mình nhất định làm được”, ngoài ra chẳng có một phần trăm lo lắng là công việc sẽ không thành.

Bước khởi đầu lúc nào cũng quan trọng và có ý nghĩa như vậy. Nhưng để thực hiện cũng không hề đơn giản.Trên đời này bao nhiêu người đã bắt đầu và bấy nhiêu người đã kiên định đi đến cuối con đường. Bao nhiêu vụ án kinh tế hàng năm là minh chứng rõ nét vấn đề này. Họ là những người đã xây dựng được uy tín với người khác và rồi tự mình làm mất đi. Làm ăn thất bại thì có thể vươn lại được chứ làm người một lần đánh mất đi uy tín coi như là mất tất cả. Dù thế nào cũng phải xem đây chỉ là thử thách , nếu giơ tay đầu hàng hay chần chừ thì sẽ thất bại mãi mãi.

Đây là thử thách chẳng phải thất bại. Tôi nghĩ cuộc đời không có thất bại. Khi không xem điều gì đó là thất bại thì đó không phải là thất bại. Phải lạc quan và suy nghĩ một cách tích cực.

3. Cần cù và tiết kiệm là nguồn vốn

Làm việc nhiệt tình và tiết kiệm triệt để sẽ giàu có hơn người lãng phí. Giống như con chim nếu cần cù mới tìm được miếng ngon. Cùng với số mệnh, thời gian sống có người làm được 10 lần, có người làm được 20 lần so với người khác, cũng có người chẳng làm được lần nào. Những người lười nhác để thời gian trôi qua một cách vô ích thì chẳng thể nào hạnh phúc được. Hạnh phúc không ở trạng thái tĩnh cứ ngồi chơi mà hưởng thụ. Hạnh phúc là lao động là cống hiến cho đời. Như một bông hoa chỉ đep khi nó hiến dâng cho đời những bông qua tin tú nhất được ấp ủ sau những tháng ngày dài ươm cây, thụ phấn.

Ngày mai phụ thuộc vào cuộc sống ngày hôm nay. Chúng ta tin rằng những người nào nhiệt tình làm những việc nhỏ thì những việc lớn họ cũng như vậy. Những người ngay từ việc nhỏ không thất hứa và thực hiện thì việc lớn cũng đáng tin cậy. Người nỗ lực hết sức vì việc nhỏ cũng nỗ lực hết sức với việc lớn.

Dù cho tác giả đã mãi đi về cõi vĩnh hằng từ rất lâu nhưng những bài học của ông vẫn còn vẹn nguyên giá trị cho đến ngày hôm nay. Nó chính là cẩm nang hành động cho bất kỳ bạn trẻ nào có khao khát cống hiến cho cuộc đời đem lại giá trị cho bản thân và cho đất nước. Nếu bạn còn trẻ hãy đọc cuốn sách để biết mình cần làm gì. Còn nếu bạn đã già thì hãy đọc để chiêm ghiệm lại cuộc đời bạn nhé!

Đặt mua sách tại đây.

Theo Ybox

KHÔNG BAO GIỜ LÀ THẤT BẠI - TẤT CẢ LÀ THỬ THÁCH

Thu gọnXem thêm

Nếu bạn định nghĩa mỗi lần vấp ngã là một lần thất bại thì đó thực sự là thất bại, nếu bạn định nghĩa một lần vấp ngã đơn giản chỉ là thêm một thử thách thì bạn mãi mãi là người bất khả chiến bại. Trong Không bao giờ là thất bại, tất cả là thử thách, người đọc sẽ nhận được rất nhiều bài học kinh doanh sâu sắc bởi mục đích lớn nhất khi Chung Ju Yung dành thời gian thực hiện tập sách này là truyền kinh nghiệm cho thế hệ thanh niên. Ông chia sẻ tất cả những bài học xương máu cùng bí quyết kinh doanh của mình để người trẻ có thể có thêm kinh nghiệm, vững vàng hơn khi bước chân vào thương trường.

Xem thêm

Review sách