0
Chưa có sách nào trong giỏ hàng

Review sách

Thách thức những gã khổng lồ hùng mạnh trên thương trường

02.12.2019

Trên thương trường khốc liệt, các doanh nghiệp nhỏ có xu hướng bị đè bẹp bởi quy mô và nguồn lực khiêm tốn. Tuy nhiên, đã đến lúc chủ các doanh nghiệp nhỏ tìm hiểu cách thức nắm bắt các lĩnh vực quan trọng, phục vụ các nhu cầu chưa được đáp ứng và giành chiến thắng.

Cơn “điên” của Evan Spiegel

  • Ba tỷ USD nhé ?
  • Câu trả lời của chúng tôi là không

Đó là thời điểm năm 2013, Snapchat khi đó còn rất non trẻ với 2 năm tuổi đời và chưa từng tạo ra một đồng lợi nhuận nào. Facebook đã ra giá ba tỷ đô la cho Snapchat. Nhưng đại diện của Snapchat khi ấy là Evan Spiegel đã trở lời là không.

Câu chuyện bắt đầu từ năm 2010 khi Spigel lúc đó chỉ còn phải hoàn thiện vài môn học nữa là tốt nghiệp Đại học Stanford, anh đã quyết định bỏ học để thành lập nên công ty Snapchat Inc. – công ty chủ quản của ứng dụng Snapchat - cùng người bạn thân Bobby Murphy.

Hai năm sau khi Snapchat xuất hiện và rất được ưa chuộng, ông chủ Facebook là Mark Zuckerberg thật sự lo ngại và phải gửi lời mời gặp gỡ với 2 nhà sáng lập. Ở thời điểm năm 2012, Evan Spiegel cũng chẳng phải là một nhân vật nổi tiếng thì Mark đã chú ý tới anh. Lí do thì có lẽ ai cũng đoán ra: sự ra đời của Snapchat và sự yêu thích của giới trẻ dành cho nó đủ để khiến Facebook lo ngại.

Cuộc gặp diễn ra ở một nơi bí mật và mang bầu không khí căng thẳng. Mark chẳng nói gì nhiều với 2 "gã trai trẻ" ngoài việc giới thiệu cho họ Poke, một ứng dụng mới của Facebook với tính năng gần như y hệt Snapchat. Ngụ ý của Mark: "Các bạn nên biết thân phận đi vì chúng tôi sẽ vùi dập Snapchat". Một đòn dằn mặt rất rõ ràng.

Khi ấy Facebook đã phát triển được 8 năm và là một công ty vô cùng hùng mạnh, nguồn lực dồi dào với số lượng nhân viên đông đảo. Trong khi ấy chàng tí hon Snapchat chỉ có vỏn vẹn 6 nhân viên cùng hai nhà sáng lập.

Đáp lại lời tuyên chiến của ông trùm Facebook, Spiegel lẳng lặng quay về phòng làm việc và đặt 6 cuốn sách cho 6 nhân viên lúc đó của Snapchat, mỗi người một cuốn.

Ngay khi Poke được trình làng vào cuối năm 2012, Mark gửi tiếp một lời mời sử dụng Poke cho Spiegel và hy vọng anh sẽ thích ứng dụng mới này. Gần như ngay lập tức, Spiegel và Murphy đã... khóa tài khoản Facebook của họ. Điều đáng nói là chỉ trong 3 ngày, từ một ứng dụng cực kì "hot" ở thời điểm ra mắt thì Poke nhanh chóng lụi tàn và bị chính Snapchat đá bay khỏi vị trí top 1 trên App Store.

Spiegel có chiến lược riêng, hoặc chí ít anh có thể chứng minh cho quyết định điên rồ của mình khi từ chối cái giá ba tỷ USD đó. Mặc cho nhiều khó khăn ở thời điểm hiện tại, Snapchat vẫn phát triển tốt hơn rất nhiều so với kì vọng ban đầu. Tài sản của Evan Spiegel cũng đã chạm ngưỡng 3,5 tỷ USD theo ước tính năm 2019.

Related image
Chân dung nhà sáng lập Snap Chat - Evan Spiegel

Spiegel chắc chắn đã tin rằng, dù công ty của mình chỉ là một lực lượng nhỏ bé nhưng không phải không có cách để cho nó phát triển, vượt mặt đối thủ hùng mạnh hơn như Facebook chẳng hạn. Thực tế đó đã chứng minh suy nghĩ của anh là chính xác.

Spiegel có lẽ đã tìm thấy hướng đi cho công ty nhỏ bé của mình trước sự “đe dọa” của Facebook thông qua sáu cuốn sách anh đặt mua cho nhân viên sau khi gặp gỡ Mark Zuckerberg. Sáu cuốn sách đó có tên là The Art of War (Binh Pháp Tôn Tử).

Thương trường là chiến trường, vai trò của Binh Pháp Tôn Tử trong kinh doanh ở thời điểm hiện tại.

Binh pháp Tôn Tử là một trong những quyển sách chiến lược vượt thời đại, được xem là sách gối đầu giường của bất kì ai đam mê chiến lược. Nhiều người, thậm chí không phải là nhà quân sự, cũng đã vô cùng thành công khi áp dụng những điều mà Tôn Tử viết vào ngành nghề của mình.

Mọi người hay nói: “Thương trường là chiến trường” . Do tư duy trên chiến trường cũng có nhiều điểm tương đồng với tư duy trên thị trường nên giới kinh tế có thể nghiên cứu vận dụng mưu lược trong Binh pháp Tôn Tử vào hoạt động quản trị kinh doanh.

Với lối tư duy tổng hợp biện chứng, Binh pháp Tôn Tử đáp ứng nhu cầu tự thân của quá trình phát triển kinh tế và của phương pháp quản lí kinh tế thời hiện đại. Binh Pháp Tôn Tử dài khoảng 8.000 chữ, gồm 13 thiên bàn về chiến lược, mưu lược chỉ huy tác chiến, hình thức tấn công và phòng thủ; về địa lí quân sự, trinh sát, gián điệp, cách dụ địch, hậu cần quân sự...

Trong thương trường khốc liệt, các doanh nghiệp nhỏ có xu hướng bị đè bẹp bởi quy mô và nguồn lực khiêm tốn. Tuy nhiên, đã đến lúc chủ các doanh nghiệp nhỏ tìm hiểu cách thức nắm bắt các lĩnh vực quan trọng, phục vụ các nhu cầu chưa được đáp ứng và giành chiến thắng.

Vậy làm thế nào để thay đổi những mưu lược trong Binh pháp cho phù hợp để cạnh tranh với các đối thủ, cũng như giữ doanh nghiệp nhỏ của mình phát triển yên ổn và xây dựng nó thành một đế chế khổng lồ giống như những gì Spiegel đã lèo lái con thuyền Snapchat?


Cuốn sách Binh pháp Tôn Tử trong kinh doanh của Becky Sheetz Runkle

Cuốn sách Binh pháp Tôn Tử trong kinh doanh được Becky Sheetz Runkle nghiên cứu chắt lọc chính là tập hợp những chiến thuật dành cho các lực lượng nhỏ hơn có thể sử dụng để chiến thắng đối phương mạnh hơn mình. Binh pháp chỉ ra cách nhận biết và nắm lấy cơ hội, đồng thời cũng hướng dẫn bạn cách tạo ra các điều kiện thuận lợi để giành chiến thắng. Nó có thể giúp bạn giành lợi thế trong từng cơ hội.

Khác với những ấn bản khác trên thị trường, tác giả cuốn sách bám sát nội dung gốc của Binh pháp kèm những phân tích và giải nghĩa rõ ràng. Đối với mỗi khía cạnh được đưa ra thảo luận, trình bày, tác giả đều có những dẫn chứng cũng như ví dụ thực tế từ sự phát triển của các công ty, doanh nghiệp đang hoạt động bên ngoài xã hội.

Ra đời từ thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên, nhưng với tư tưởng biện chứng sâu sắc, cho đến ngày nay, Binh pháp Tôn Tử vẫn cho thấy sức ảnh hưởng sâu rộng của mình trong đời sống tinh thần con người nói chung cũng như trong lĩnh vực kinh doanh nói riêng.

Đây là cuốn sách vô cùng phù hợp dành cho các nhà khởi nghiệp và nhà điều hành doanh nghiệp nhỏ đầy tham vọng đang phải chiến đấu với những gã khổng lồ, cũng như mưu cầu phát triển doanh nghiệp của mình trở thành những thế lực lớn trong ngành nghề đang kinh doanh.

Liệu ai sẽ trở thành “Evan Spiegel tiếp theo” để thách thức những gã khổng lồ?

Theo Một Thế Giới

Binh pháp Tôn Tử trong kinh doanh

Thu gọnXem thêm

Cuốn sách này sẽ hướng dẫn cho bạn áp dụng các chiến thuật đó một cách hiệu quả. Và cho thấy rằng bạn sẽ tạo nên sự khác biệt nếu chịu từ bỏ những thói quen để làm theo các nguyên tắc mới hoàn toàn trái ngược với những gì trước đây. Vô số các nhà lãnh đạo quân sự, chính trị và kinh doanh trên khắp thế giới đã thay đổi chúng cho phù hợp và vận dụng vào cuộc sống hàng ngày để vượt qua và vượt xa các đối thủ lớn hơn họ.

Xem thêm

Review sách