0
Chưa có sách nào trong giỏ hàng

Cái nhìn vào xã hội số thức của Estonia

16.01.2017

Tôi cũng đã nhắc tới rằng một trong những công ti khởi nghiệp thành công nhất của họ là Skype năm 2003. Skype được sáng lập bởi Niklas Zennström, từ Thuỵ Điển, Janus Friis, từ Đan Mạch. Phần mềm Skype được tạo ra bởi Ahti Heinla, Priit Kasesalu, và Jaan Tallinn từ Estonia. Nhiều sinh vên đã viết cho tôi rằng họ háo hức và thấy hứng khởi từ bài báo đó.

Vài năm trước, tôi đã viết một bài báo về biến đổi của Estonia tới thời đại số thức do cải tiến nhanh chóng hệ thống giáo dục của nó (xem Bài học từ Estonia ). Tôi cũng đã nhắc tới rằng một trong những công ti khởi nghiệp thành công nhất của họ là Skype năm 2003. Skype được sáng lập bởi Niklas Zennström, từ Thuỵ Điển, Janus Friis, từ Đan Mạch. Phần mềm Skype được tạo ra bởi Ahti Heinla, Priit Kasesalu, và Jaan Tallinn từ Estonia. Nhiều sinh vên đã viết cho tôi rằng họ háo hức và thấy hứng khởi từ bài báo đó.

Hôm nay tôi tìm thấy một bài báo khác về Estonia do Tan Wee Kwang viết cho nên tôi muốn chia sẻ với các bạn: 

Cái nhìn vào xã hội số thức của Estonia

Tan Wee Kwang

 

Làm sao mà Estonia, với dân số chỉ 1.3 triệu người, đã tự nó thiết lập như một trong những xã hội số thức tiến bộ nhất trên thế giới?

Sau việc sụp đổ của Liên bang Xô viết năm 1991, nước này phải tìm ra giải pháp chi phí thấp để cung cấp các dịch vụ công cho công dân của nó. Không có mấy hệ thống hành chính thừa tự và hệ thống được máy tính hoá kìm họ lại, Estonia đã phát triển thành công nhiều dịch vụ chính phủ điện tử – chữ kí số thức, điền đơn nộp thuế trực tuyến, các cuộc họp nội các không giấy và hệ thống bầu cử qua internet.

Ngay từ đầu năm 2002, Wi-Fi công cộng không mất tiền đã được chính phủ cung cấp trong các khu vực đông dân cư, và đến năm 2007, 94% việc trả thuế đã được điền theo cách điện tử.

“Qui quản điện tử E-governance không phải là phát kiến kĩ thuật. Các dịch vụ kết nối con người và doanh nghiệp đôi khi là qua mô hình chữ kí điện tử và hợp đồng điện tử; nhưng thường hơn cả những điều này cũng không phải là phát kiến mũi nhọn. Điều là phát kiến mũi nhọn là việc thay đổi xã hội. Vai trò của tôi là cố gắng và giúp cho mọi người trên khắp thế giới nhận ra và hiểu điều này, để giúp họ thu được từ các dịch vụ đi ra nước ngoài mà Estonia cung cấp cho toàn thế giới,” Kersti Kaljulaid, tổng thống Estonia nói.

Chúng ta nhìn vào một số các sáng kiến số thức thành công nhất của Estonia:

1)     E-Residency (cư dân điện tử)

Estonia đã lên hàng đầu bằng việc đi tiên phong theo ý tưởng về “Đất nước như dịch vụ”, cung cấp chuỗi các dịch vụ số thức cho các nhà doanh nghiệp trên khắp thế giới. e-Residency là căn cước số thức xuyên quốc gia sẵn có cho bất kì ai trên thế giới. Nó cung cấp cho những người hay di chuyển về mặt số thức sự dễ dàng trong việc quản lí doanh nghiệp trong môi trường số thức và trong suốt, độc lập với vị trí địa lí. Những cư dân điện tử E-residents có thể thiết lập công ti trực tuyến trong vòng một ngày, các tài liệu và hợp đồng được kí về số thức, được mật mã hoá và truyền các tài liệu một cách an ninh và việc quản trị công ti từ bất kì chỗ nào trên thế giới.  Tất cả những dịch vụ số thức này đều có sẵn cho người Estonia trong hơn thập kỉ qua. Trên 13,000 thẻ cư dân điện tử e-residency đã được cấp cho tới nay.

2)     Thẻ căn cước điện tử

Từng công dân Estonia đều mang thẻ căn cước thông minh mà cung cấp việc truy nhập vào trên 1,000 dịch vụ công. Chip gắn trên thẻ mang các file nhúng sẵn mà, dùng mật mã khoá công 2048-bit, tạo khả năng cho nó được dùng như bằng chứng xác định về căn cước trong môi trường điện tử. Thẻ căn cước này có thể được dùng cho nhiều mục đích – chữ kí số thức, truy nhập cơ sở dữ liệu chính phủ, bầu cử điện tử, giao thông trả trước và đăng nhập vào tài khoản ngân hàng.

3)     Chữ kí số thức

Hệ thống chữ kí số thức của Estonia đã bao phủ cách thức cho nhiều dịch vụ điện tử, từ hệ thống bỏ phiếu điện tử i-voting tới việc điền thuế điện tử. Hệ thống này được dùng tự do bởi các doanh nghiệp, và đã được áp dụng cho đa dạng các dịch vụ dựa trên web. Hơn 242 triệu chữ kí điện tử đã được thực hiện kể từ khi hệ thống này là sẵn có. Thành công của nó là do hai phát triển mấu chốt – Năm 2000, quốc hội Estonia đã thông qua luật cho chữ kí điện tử cùng trọng lượng pháp lí như chữ kí trên giấy truyền thống. Thứ hai, kết cấu nền căn cước điện tử của quốc gia đã tạo ra một hệ thống hiệu quả và phổ dụng cho định danh an toàn.

4)     Trao đổi dữ liệu X-Road

Xương sống của e-Estonia, X-Road là tầng trao đổi dữ liệu kết nối đa dạng dịch vụ và cơ sở dữ liệu của quốc gia, cả trong khu vực công và tư. Estonia đã chọn hệ thống phi tập trung hoá, mở, không đắt – các cấu phần hiện có có thể được móc nối bất kể nền, các dịch vụ mới có thể được thêm vào khi chúng sẵn sàng, và mọi cơ quan chính phủ hay doanh nghiệp có thể chọn hệ thống phù hợp nhất cho họ. Mọi dữ liệu đi ra đều được kí và mật mã hoá số thức, và mọi dữ liệu đi vào đều được xác thực và được đăng nhập. X-Road tạo khả năng cho một miền các dịch vụ phức tạp cho công dân, như kiểm tra dữ liệu cá nhân của người ta từ cơ sở dữ liệu quốc gia và việc khai thuế một cách điện tử. Trên 2,000 dịch vụ và 900 tổ chức dùng X-Road hàng ngày ở Estonia.

5)     i-Voting bầu cử điện tử

Hệ thống bầu cử qua Internet của Estonia cho phép cử tri đăng nhập dùng thẻ căn cước, và làm việc bỏ phiếu từ bất kì máy tính nào được kết nối internet, ở bất kì chỗ nào trên thế giới. Cử tri có thể đổi lá phiếu của họ nhiều lần tuỳ họ muốn trong thời kì bầu cử. Căn cước của cử tri bị loại ra khỏi việc bỏ phiếu trước khi phiếu về tới Uỷ ban bầu cử quốc gia để đếm, do đó đảm bảo tính vô danh. Năm 2005, Estonia đã trở thành nước đầu tiên trên thế giới tổ chức bầu cử toàn quốc bằng việc dùng phương pháp này, và năm 2007, là quốc gia đầu tiên dùng i-voting trong bầu cử nghị viện. Tiết kiệm thời gian tích luỹ trong việc bầu nghị viện Estonia của năm 2011 là 11,000 ngày làm việc, hay 504,000 euros lương trung bình. Trong bầu cử nghị viện năm 2015, việc bỏ phiếu qua Internet chiếm tới 30.5 phần trăm việc bỏ phiếu chung. Người Estonia trên toàn thế giới bỏ phiếu của họ từ 116 nước khác nhau.

6)     e-Cabinet nội các điện tử

e-Cabinet được chính phủ sử dụng để hợp lí hoá qui trình làm quyết định, cho phép các bộ trưởng chuẩn bị các cuộc họp nội các, tiến hành chúng và kiểm điểm biên bản, hoàn toàn không giấy tờ. Thông tin liên quan được tổ chức và cập nhật theo thời gian thực, cho các bộ trưởng tổng quan rõ ràng về từng mục đang thảo luận. Trước các phiên họp nội các hàng tuần, các bộ trưởng truy nhập vào hệ thống để kiểm điểm từng mục chương trình nghị sự và xác định lập trường riêng của mình, chỉ ra liệu họ có bất kì phản đối hay sẽ lên tiếng về chủ đề này. Theo cách này, lập trường của các bộ trưởng được biết trước, và các quyết định mà không có phản đối là được chấp nhận mà không có tranh cãi, tiết kiệm thời gian đáng kể.  Với hệ thống e-Cabinet, chiều dài trung bình của các cuộc họp nội các hàng tuần đã cắt đi từ 4 tới 5 giờ xuống chỉ 30 tới 90 phút. Chính phủ cũng loại bỏ nhu cầu in và chuyển giao hàng nghìn trang tài liệu mỗi tuần – việc giảm đáng kể trong tác động và chi phí môi trường.

7)     e-School trường học điện tử

e-School là nền cho những người có liên quan tới giáo dục cùng cộng tác và tổ chức thông tin dạy và học. Thầy giáo nhập điểm và thông tin dự học vào hệ thống, đăng phân công bài tập về nhà và đánh giá hành vi của học sinh. Phụ huynh dùng nó để duy trì tham gia chặt chẽ vào việc giáo dục con cái họ, với truy nhập trực tuyến tới phân công bài tập về nhà, điểm số, thông tin dự học và nhận xét của thầy giáo về con cái họ. Học sinh có thể đọc điểm của riêng họ và giữ dấu vết bài tập về nhà nào đã được phân công từng ngày. Những người quản lí quận có truy nhập vào báo cáo thống kê mới nhất theo yêu cầu, làm cho dễ dàng hợp nhất dữ liệu qua các trường trong quận.  Trên 85 phần trăm trường học của Estonia dùng e-School, bao quát quãng 95 phần trăm mọi học sinh các lớp trong trường.

8)     e-Healthcare chăm sóc sức khoẻ điện tử

Hệ thống y bạ điện tử toàn quốc của Estonia tích hợp dữ liệu từ các nhà cung cấp chăm sóc sức khoẻ để tạo ra sổ y bạ chung cho từng bệnh nhân. Nó truy lục dữ liệu khi cần từ đa dạng các nhà cung cấp, những người có thể dùng các hệ thống khác nhau, và trình bày thông tin dưới dạng thức chuẩn. Y bạ được giữ an ninh bằng việc dùng công nghệ chuỗi khối, để bảo vệ chống lại gian lận. Các bác sĩ có thể truy nhập vào y bạ của bệnh nhân từ một tệp điện tử, đọc các kết quả xét nghiệm và quét ảnh tia x ngay khi chúng sẵn sàng, và kê đơn thuốc cho bệnh nhân theo kiểu điện tử. Hệ thống cũng soạn thảo các dữ liệu cho thống kê quốc gia để đo xu hướng mạnh khoẻ, theo dõi dịch bệnh và đảm bảo rằng các nguồn tài nguyên dành cho sức khoẻ được chi tiêu khôn ngoan.

 

Nguồn: 

 

—English version—

 

A look into Estonia ‘s digital Society

Few years ago, I wrote an article about Estonia’s transformation to the digital age due to the fast improvement of its education system (see Lesson from Estonia ). I also mentioned that one of their most successful startups was Skype in 2003. Skype was founded by Niklas Zennström, from Sweden, Janus Friis, from Denmark. The Skype software was created by Ahti Heinla, Priit Kasesalu, and Jaan Tallinn from Estonia. Many students wrote to me that they were excited and found inspiration from that article.

Today I found another article about Estonia written by Tan Wee Kwang so I would like to share with you:

 

A look into Estonia’s digital society

By Tan Wee Kwang 

How did Estonia, with a population of just 1.3 million, established itself as one of the most advanced digital societies in the world?

After the fall of the Soviet Union in 1991, the country had to find a low-cost solution for providing public services for its citizens. Without much legacy administrative and computerised systems to hold them back, Estonia successfully developed numerous e-government services – digital signatures, online tax filing, paperless cabinet meetings and internet voting systems.

As early as 2002, free public Wi-Fi was provided by the government in populated areas, and by 2007, 94% of tax returns were filed electronically.

“E-governance is not a technical innovation. The services connecting people and businesses via the e-signature and e-contracting model, sometimes are; but more often these, too, are no cutting edge innovation. What is, is the societal change. My role is to try and help people around the world to recognize and understand this, in order to help them gain from the outbound services Estonia offers to the whole world,” said Kersti Kaljulaid, President of Estonia.

We take a look at some of Estonia’s most successful digital initiatives:

1)     E-Residency

Estonia made headlines by pioneering the idea of “Country-as-a-Service”, offering its suite of digital services to entrepreneurs across the world. e-Residency is a transnational digital identity available to anyone in the world. It offers digital nomads the ease of running a business in a digital and transparent environment, independent of geographical location. E-residents can set up a company online within a day, digitally sign documents and contracts, encrypt and transmit documents securely and administer the company from anywhere in the world.  All of these digital services have been available to Estonians for over a decade. Over 13,000 e-residency cards have been issued to date.

2)     Electronic ID Card

Each Estonian citizen carries a national ID smart card which provides access to over 1,000 public services. The chip on the card carries embedded files which, using 2048-bit public key encryption, enable it to be used as definitive proof of ID in an electronic environment. The ID card can be used for numerous purposes – digital signatures, accessing government databases, electronic voting, pre-paid transport and logging into bank accounts.

3)     Digital Signature

Estonia’s digital signature system has paved the way for its numerous e-services, from i-voting systems to electronic tax filing. The system is freely used by businesses as well, and have been applied to a variety of web-based services. More than 242 million digital signatures have been made since the system became available. Its success is due to two crucial developments – In 2000, Estonia’s parliament passed a law giving electronic signatures the same legal weight as traditional paper signatures. Secondly, the nation’s electronic ID infrastructure created an effective and universal system for secure identification.

4)     X-Road Data Exchange

The backbone of e-Estonia, X-Road is the data exchange layer that connects the nation’s various services and databases, both in the public and private sector. Estonia opted for an open, inexpensive and decentralized system – existing components can be linked up regardless of platform, new services can be added as they are ready, and every government agency or business can choose a system that is best suited for them. All outgoing data is digitally signed and encrypted, and all incoming data is authenticated and logged. X-Road enables a range of complex services for citizens, such as checking one’s personal data from national databases and declaring taxes electronically. Over 2,000 services and 900 organizations make use of X-Road daily in Estonia.

5)     i-Voting

Estonia’s Internet voting system allows voters to login using an ID card, and cast their ballots from any internet-connected computer, anywhere in the world. Voters can change their vote as many times as they want during the voting period. The voter’s identity is removed from the ballot before it reaches the National Electoral Commission for counting, thereby ensuring anonymity. In 2005, Estonia became the first country in the world to hold nation-wide elections using this method, and in 2007, the first country to use i-voting in parliamentary elections. The cumulative time savings in the Estonian parliamentary elections of 2011 were 11,000 working days, or 504,000 euros in average wages. In the 2015 Parliamentary Elections, Internet voting accounted for 30.5 percent of the votes cast. Estonians worldwide cast their votes from 116 different countries.

6)     e-Cabinet

e-Cabinet is used by the government to streamline the decision-making process, allowing ministers to prepare for cabinet meetings, conduct them and review minutes, entirely without paper. Relevant information is organized and updated in real time, giving ministers a clear overview of each item under discussion. Before each weekly cabinet session, ministers access the system to review each agenda item and determine one’s own position, indicating if they have any objections or would like to speak on the topic. This way, the ministers’ positions are known beforehand, and decisions that have no objections are adopted without debate, saving considerable time.  With the e-Cabinet system, the average length of weekly cabinet meetings was cut from 4 to 5 hours to just 30 to 90 minutes. The government also eliminated the need to print and deliver thousands of pages of documents each week – a significant reduction in environmental impact and cost.

7)     e-School

e-School is a platform for education stakeholders to collaborate and organize teaching and learning information. Teachers enter grades and attendance information in the system, post homework assignments and evaluate students’ behavior. Parents use it to stay closely involved in their children’s education, with online access to children’s homework assignments, grades, attendance information and teacher’s notes. Students can read their own grades and keep track of what homework has been assigned each day. District administrators have access the latest statistical reports on demand, making it easy to consolidate data across the district’s schools.  Over 85 percent of Estonia’s schools use e-School, covering about 95 percent of all grade school students.

8)     e-Healthcare

Estonia’s nationwide Electronic Health Record system integrates data from different healthcare providers to a create a common record for each patient. It retrieves data as needed from the various providers, who may be using different systems, and presents it in a standard format. Health records are secured using blockchain technology, to protect against fraud. Doctors can access a patient’s records from a single electronic file, read test results and x-ray scans as soon as they are ready, and prescribe medication to patients electronically. The system also compiles data for national statistics to measure health trends, track epidemics and ensure that health resources are being spent wisely.

 Source: 

~ Jonh Vu - Nguyên Phong

Review sách